Cầu vốn trở lại, ngân hàng mạnh tay đẩy vốn ưu đãi ra thị trường để cùng doanh nghiệp khôi phục hoạt động, nối lại chuỗi đứt gãy do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Trong vòng 10 năm tới, dự kiến có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc được đầu tư xây dựng, tuy nhiên vốn vẫn là bài toán khó khi việc huy động nguồn tài chính vẫn xác định rất khó khăn.
Tiếp nối sự thành công tính năng mở tài khoản hoàn toàn trực tuyến dành cho doanh nghiệp, giao dịch được ngay chỉ sau 1 phút, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tiếp tục ra mắt tính năng giải ngân trực tuyến cho khách hàng vay vốn với nhiều tiện ích.
Là một trong những ngân hàng tiên phong cung cấp các giải pháp tài chính chuyên biệt hỗ trợ doanh nghiệp Việt thuộc các nhóm ngành có mức tăng trưởng cao, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa ra mắt giải pháp M-Plastic nhằm cấp tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất nhựa với lãi suất chỉ từ 5,5%/năm, hạn mức lên tới 3 lần tài sản bảo đảm cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho MSB tăng vốn điều lệ thêm 3.525 tỷ đồng từ mức hiện tại lên 15.275 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải do tác động bởi Covid-19 được dự báo sẽ kéo dài hết trong năm nay và cả năm sau. Chính bởi vậy, sự hỗ trợ chính sách, trong đó có chính sách tín dụng, được xem là động lực lớn để giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức.
Tác động của dịch Covid-19 là rất nặng nề về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động, đầu ra, vốn, doanh thu… Giai đoạn này các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất cần vốn. Chính vì thế, nếu không có một giải pháp tài chính phù hợp và kịp thời để hỗ trợ thì sự phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị chậm lại.
Tăng trưởng tín dụng trong 7 tháng đầu năm chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước. Những tác động từ dịch Covid-19 đã khiến dòng vốn trong nền kinh tế chảy chậm hơn, và dự báo sẽ không tăng quá 10% trong năm nay. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại vẫn đang quyết liệt triển khai nhiều phương án để điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến thực tế, cũng như đẩy mạnh cung ứng vốn ra thị trường.
Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (CCN) tỉnh Bến Tre đến năm 2020 đang chậm tiến độ và có nguy cơ khó hoàn thành. Nguyên nhân được xác định là thiếu vốn cho hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CCN.
Phân tích và đánh giá các dòng vốn, kênh dẫn vốn cho thị trường bất động sản trong năm 2020 và dự báo phân khúc cũng như sản phẩm bất động sản thu hút được đa dạng các kênh dẫn vốn là những vấn đề được bàn thảo tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên “Xu hướng dòng tiền vào bất động sản 2020”, diễn ra ngày 19/12, tại Hà Nội.
Đến hết quý III/2019, dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng 8,64%, mặt bằng lãi suất cho vay được duy trì ổn định, đặc biệt, tỷ giá được ”neo” phù hợp với các mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, những tháng còn lại của năm 2019 lãi suất sẽ không tăng, chính sách điều hành vẫn được duy trì đảm bảo các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Trong công văn số 7031 vừa gửi đến các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cảnh báo việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không có phương án sử dụng vốn vay.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẵn sàng hỗ trợ các tổ chức tín dụng đang thu xếp vốn cho dự án, đảm bảo những điều kiện pháp lý thuận lợi nhất để các đơn vị có thể nhanh chóng thống nhất, giải ngân các nguồn vốn đã cam kết cho vay đối với tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Các doanh nghiệp (DN) logistics Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển trong tương lai, nhất là khi dư địa về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, thiếu vốn, nhân lực, kinh nghiệm… vẫn khiến cho các DN logistics trong nước kém sức cạnh tranh so với DN logistics nước ngoài.
Tại Nghị quyết số 53/NQ-CP của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững, vừa được ban hành, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện chính sách tín dụng cho các dự án nông nghiệp theo hướng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Mặc dù vốn đăng ký FDI tính đến ngày 20/6/2019 chỉ bằng 90,8% so với cùng kỳ năm 2018 nhưng điều đáng chú ý là dòng góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) lại tăng mạnh, tăng 98,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Từ tháng 6/2019, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai sản phẩm Cấp tín dụng dành cho Doanh nghiệp xây lắp. Đây là sản phẩm với giải pháp tài chính trọn gói: cho vay, phát hành bảo lãnh và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp xây lắp được tốt nhất.
Thông tin tại Hội nghị trực tuyến truyển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh và đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành Ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn, dịch vụ ngân hàng, diễn ra sáng nay (17/6) tại Hà Nội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước(NHNN) Đào Minh Tú khẳng định: Cải cách hành chính không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp mà còn mang đến uy tín, phát triển thương hiệu và tăng sức cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại.
Ngày 11/6, tại Hà Nội, Hiệp hội điện gió toàn cầu (GWEC) đã tổ chức Hội thảo thúc đẩy huy động tài chính cho dự án điện gió tại Việt Nam với sự tham dự của một số bộ ngành, địa phương, tổ chức quốc tế, ngân hàng và đông đảo doanh nghiệp ngành năng lượng.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam, song khoảng 60% SMEs phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Giúp các SMEs tiếp cận các nguồn tài chính cũng là chìa khóa để khai mở tiềm năng của SMEs.
Nhằm kết nối giao thương, cũng như tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, thị trường và hỗ trợ hoạt động đào tạo nhân sự - tư vấn quản trị doanh nghiệp (DN), ngày 29/3, Hiệp hội DN nhỏ và vừa (DNNVV) TP.Hà Nội phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ DNNVV thành phố (TP) Hà Nội tổ chức Diễn đàn Kinh tế Hà Nội lần thứ V (Hanoi Business Forum - HBF).
Hiện, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mới chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Đây là con số quá nhỏ và quá bé. Cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ nhất là về vốn đầu tư, thị trường… thúc đây doanh nghiệp nông nghiệp phát triển.
Xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang ngày càng gia tăng. Để phát huy hiệu quả hơn xu thế này, các doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan nhà nước có liên quan.
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng qua, cả nước có 96.611 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 963,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% về số doanh nghiệp và tăng 6,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Hàng loạt dự án vay vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) sử dụng kém hiệu quả, bị điều chỉnh tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu, bộc lộ nhiều hạn chế.
Chính phủ và Ngân hàng nhà nước luôn xác định phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là động lực phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để thúc đẩy cơ hội tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cả ba “nhà” trong việc triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV: Nhà nước với đại diện là Ngân hàng Nhà nước với các bộ, ngành liên quan; nhà băng và các thiết chế tài chính; cuối cùng là bản thân doanh nghiệp.
Theo số liệu 9 tháng đầu năm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, dư nợ cho vay phục vụ khai thác hải sản xa bờ ttrên địa bàn Nghệ An tăng trưởng mạnh. Đến nay chương trình cho vay này ước đạt 615 tỷ đồng, tăng 60% so với đầu năm.
Tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện vẫn còn phổ biến dù trên thị trường, khá nhiều gói tín dụng đã được các ngân hàng thương mại đưa ra.
Quý I/2017 vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn TP. Hải Phòng ước đạt hơn 8.000 tỷ đồng, tăng 21,33% so cùng kỳ, với các dự án được tiếp tục triển khai như: Xây dựng các nút giao thông, các tuyến đường, nâng cấp đường dân sinh.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, việc tiếp cận vốn phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã có phần “dễ thở” hơn khi thông tư hướng dẫn vừa được ban hành.