Các chuyên gia dự báo, trong khi châu Âu đối mặt nguy cơ bị Hoa Kỳ áp thuế nhưng Anh có thể ngoại lệ, thậm chí là được hưởng lợi.
Nguy cơ một cuộc chiến thương mại mới giữa EU và Trung Quốc leo thang khi EU quyết định tăng thuế lên tới gần 38% đối với các hãng xe điện của Trung Quốc.
Toàn cầu hóa có thể đã bị đình trệ trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng trong những năm gần đây nhưng nhiều người nghi ngờ điều đó sẽ ngược lại.
Hồi ký kể lại câu chuyện ly kỳ đến khó tin khi Việt Nam hội nhập và những doanh nhân có lúc phải đi qua cay đắng bởi cuộc chiến thương mại "cá lớn nuốt cá bé".
Vì châu Âu đang xác định tham vọng công nghiệp trong việc chuyển đổi sang công nghệ xe điện, nên có thể sẽ khơi lại cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" giữa Mỹ và Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 14/2/2020. Là một phần của thỏa thuận này, Trung Quốc đồng ý thực hiện cải cách cơ cấu, mở cửa các dịch vụ tài chính và tăng cường sở hữu trí tuệ.
Ngày 02/11, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã tập trung tại Bangkok để chuẩn bị cho các hội nghị cấp cao kéo dài 3 ngày với chương trình nghị sự bị chi phối bởi các nội dung xung quanh cuộc chiến thương mại.
Liên quan đến diễn biến cuả cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, ngày 2/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố rằng Mỹ sẽ áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu trị giá hơn 300 tỷ USD của Trung Quốc từ ngày 1/9/2019.
Tuyên bố trả đũa của Trung Quốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD vào ngày 10/5 đã làm tăng sự bất ổn về căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nước ngày càng trở nên rõ ràng, và làm dấy lên lo ngại trong các nhà đầu tư và các nhà phân tích về các tình huống xấu nhất sẽ xảy ra làm tổn thương tăng trưởng toàn cầu.
Hai ngày đàm phán để giải quyết một cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đáng lo ngại đã kết thúc vào ngày 10/5 mà không có thỏa thuận nào, nhưng cũng không có sự đổ vỡ nào, mang đến tia hy vọng rằng Washington và Bắc Kinh có thể tìm cách ngăn chặn thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Một cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình để chấm dứt cuộc chiến thương mại có thể tiếp tục được đẩy lùi vào tháng 6, vì hai bên sẽ không thể hoàn tất thỏa thuận thương mại đáng kỳ vọng vào tháng 4.
Ngày 21/02 bắt đầu cuộc đàm phán cấp cao mới nhất tại Washington, Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu phác thảo các cam kết về nguyên tắc đối với các vấn đề khó khăn nhất trong tranh chấp thương mại giữa hai bên, đánh dấu bước tiến quan trọng nhất trong việc kết thúc cuộc chiến thương mại đã kéo dài bảy tháng.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây áp lực to lớn lên thị trường chứng khoán của cả hai nước kể từ giữa năm 2018. Với một thỏa thuận thương mại mới đang được chuẩn bị, mối quan hệ Mỹ-Trung dự kiến sẽ được cải thiện trong những tháng tới.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra thiệt hại hàng tỷ đô la cho cả hai bên trong năm 2018, đánh vào các ngành ô tô, công nghệ và nông nghiệp.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đạt được thống nhất ngừng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tại cuộc gặp ngày 1/12 bên bàn ăn tối Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires.
Nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và các quan chức APEC được tổ chức tại Port Moresby, Papua New Guinea, ngày 17/10, trong bản tuyên bố chung được đưa ra với những quan ngại về căng thẳng thương mại và xung đột địa chính trị là một trong những rủi ro mà nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt. Các thành viên APEC đã chú ý đến các rủi ro thương mại toàn cầu phát sinh từ những căng thẳng sâu sắc Mỹ- Trung Quốc và những tác động đến khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ đang tác động đến tâm lý của người tiêu dùng Trung Quốc, gây ra sự suy giảm đối với loại hàng hóa sang trọng trong nửa cuối năm nay, theo nhà sản xuất đồ nam của Italia Ermenegildo Zegna Group.
Các nhà kinh tế cho biết khả năng Mỹ áp đặt thuế quan cao hơn đối với ô tô Nhật Bản sẽ ít xảy ra khi hiện nay hai nước đã thống nhất bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại mới, nhưng hầu hết các nhà kinh tế cũng cho rằng xung đột thương mại của Mỹ với Trung Quốc và các nền kinh tế khác sẽ có tác động đáng kể đến Nhật Bản.
Là nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, Singapore đã có cảnh báo mạnh mẽ cho phần còn lại của thế giới rằng, thiệt hại từ một cuộc chiến thương mại kéo dài sẽ là rất nghiêm trọng.
Nhà kinh tế độc lập Andy Xie cho biết, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có thể sẽ giảm thêm 10% so với đồng đôla Mỹ nếu Mỹ tiếp tục tăng thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump đã chính thức leo thang cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bằng cách áp đặt 10% thuế đối với trị giá 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng chưa đánh vào các mặt hàng như đồng hồ thông minh của Apple và Fitbit và các sản phẩm tiêu dùng khác như mũ bảo hiểm xe đạp, ghế ngồi ô tô cho trẻ em.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc có khả năng kéo dài đến nửa sau của năm 2019 và có lẽ còn đi xa hơn nữa.
Các quan chức Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc hai ngày đàm phán thương mại 22-23/8 mà không có được bước đột phá nào khi cuộc chiến thương mại của hai bên tiếp tục leo thang với việc kích hoạt vòng thuế quan mới trị giá 16 tỷ USD vào hàng hóa của nhau.
Ngày 23/8, một vòng thuế mới của Hoa Kỳ đánh vào 16 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã được thực hiện và ngay lập tức Bắc Kinh trả đũa thuế quan với giá trị tương tự vào hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Ông Roberto Azevedo - Tổng Giám đốc WTO - một trong những quan chức thương mại quan trọng nhất trên thế giới - đã lên tiếng báo động về cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump và sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ.
Ngày 17/7 là ngày thứ hai liên tiếp giá dầu thế giới giảm do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung có thể giảm bớt và các nhà đầu tư tập trung vào những thiệt hại tiềm ẩn đối với tăng trưởng toàn cầu từ cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.