Giá dầu giảm trong ngày thứ hai liên tiếp do lo ngại cung vượt cầu

Ngày 17/7 là ngày thứ hai liên tiếp giá dầu thế giới giảm do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung có thể giảm bớt và các nhà đầu tư tập trung vào những thiệt hại tiềm ẩn đối với tăng trưởng toàn cầu từ cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
\"gia
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Dầu thô Brent giao sau đã giảm 32 cent, tương đương 0,5% xuống còn 71,52 USD/ thùng lúc 6h38 GMT xuống mức thấp nhất kể từ ngày 17/4. Giá dầu đã giảm 4,6% vào ngày 16/7.

Dầu thô giao sau tại phía Tây Texas của Mỹ cũng giảm 31 cent tương đương 0,5% ở mức 67,75 USD/ thùng. Và trước đó đã giảm 4,2% hôm thứ Hai (16/7). Theo Michael McCarthy, chiến lược gia thị trường tại CMC Markets ở Sydney: “đó là sự gia tăng lo ngại xung quanh và nhiều hơn về thương mại dẫn đến tác động ngược trở lại”. Khối lượng giao dịch dầu mỏ hiện đang rất khốc liệt và có rất ít cam kết ở mức hiện tại.

Trung Quốc vẫn tự tin đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm nay mặc dù có quan điểm cho rằng nước này phải đối mặt với một đợt thuế quan căng thẳng từ Hoa Kỳ. Các nhận xét được đưa ra ngày 17/7- một ngày sau khi Trung Quốc báo cáo tăng trưởng chậm hơn trong quý thứ hai và sự suy yếu trong hoạt động sản xuất trong tháng 6 trong hai năm qua, cho thấy điều kiện kinh doanh tiếp tục giảm trong những tháng tới khi áp lực thương mại tăng.

Goldman Sachs ngày 16/7 cho biết, kỳ vọng giá biến động trong thị trường dầu vẫn duy trì ở mức cao, giữ cho dầu thô Brent dao động khoảng 70 đến 80 USD/ thùng trong ngắn hạn. Báo cáo của Goldman Sachs nhấn mạnh “nguồn cung dịch chuyển cùng với sự gia tăng liên tục trong sản xuất ở Saudi, tạo ra nguy cơ thị trường dầu chuyển sang thặng dư” trong quý thứ ba.

Trong khi đó, một cuộc đình công của công nhân dầu mỏ ở Na Uy được xác định hôm 16/7 khi hàng trăm người khác đổ ra đường trong một tranh chấp về vấn đề trả lương và lương hưu sau khi những người sử dụng lao động không đáp ứng yêu cầu của công đoàn về một đề nghị mới. Cuộc đình công bắt đầu thứ thứ Ba tuần trước (10/7), đã có tác động hạn chế đến sản xuất dầu của Na Uy cho đến nay, nhưng một số nhà khai thác dầu đã cảnh báo hủy hợp đồng nếu tranh chấp diễn ra trong một tháng trở lên.

Trong khi các cảng Liby đang mở cửa trở lại, sản lượng tại mỏ dầu Sahara của nước này dự kiến giảm ít nhất 160.000 thùng/ 1 ngày sau khi hai công nhân bị bắt cóc bởi một nhóm không rõ tên tuổi, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cho biết thông tin hôm 13/7.

Sản lượng dầu của Hoa Kỳ từ 7 khu vực chính dự kiến sẽ tăng 143.000 thùng/ 1 ngày lên mức kỷ lục 7,47 triệu thùng/ 1 ngày trong tháng 8 tới. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết trong một báo cáo hàng tháng được công bố hôm 16/7. Sản lượng dự kiến sẽ tăng lên ở cả 7 khu vực với mức tăng lớn nhất 73.000 thùng/ 1 ngày được thấy rõ ở lưu vực Permian của Texas và New Mexico./.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận