Lý do chính của nhận định này là hiện nay cả hai đều sẵn sàng để hứng chịu những thiệt hại về kinh tế.
Thông thường, những người dành chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại kéo dài một năm hoặc lâu hơn mà không có giải pháp là không rõ ràng, nhưng ở trường hợp Mỹ - Trung, các chuyên gia chỉ ra khả năng của những người thua cuộc như sau: Thứ nhất, ở Mỹ, người nông dân, người sử dụng thép và người tiêu dùng. Và ngay khi cả Mỹ và Trung Quốc tiến hành áp đặt thuế quan tiếp theo vào hàng hóa của nhau, các nhà bán lẻ Mỹ đã “lên tiếng báo động” về mức tăng thuế quan khác bị đe dọa bởi Tổng thống Trump. Thứ hai, ở Trung Quốc, các nhà sản xuất các loại sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể chuyển sang các nước láng giềng như Việt Nam và Malaysia. Thứ ba, ở cả hai nước, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm nhẹ trong năm tới và tùy thuộc vào các yếu tố khác như tâm lý của thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa, có một cơ hội nhỏ mà một phần hoặc phần nhiều thế giới nghĩ về sự suy thoái.
![]() |
Cơ sở này xuất phát từ diễn biến trước đó, hai bên đã tăng thuế quan đánh vào tổng giá trị hàng hóa 100 tỷ USD trong thương mại giữa hai nước. Ngay trong đầu tháng 9, Mỹ có thể leo thang thương mại đáng kể, đánh thuế vào 200 tỷ USD hàng hóa và Bắc Kinh dự kiến sẽ trả đũa tiếp. Mục đích mà Mỹ hướng tới - như Tổng thống Trump cho biết - ông quyết tâm ngăn chặn việc Trung Quốc xâm phạm các bí mật thương mại của Mỹ và buộc các công ty Mỹ phải tiết lộ sở hữu trí tuệ cho các đối thủ Trung Quốc. Nhưng khi nói về sở hữu trí tuệ thì về mặt chính trị, cả Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đều không thể công khai như các lĩnh vực khác.
Hầu hết các chuyên gia Trung Quốc, khi chia sẻ với hãng thông tấn Axios về tranh chấp thương mại, đều hy vọng chỉ khoảng 0,5% GDP của Trung Quốc trong năm tới bị ảnh hưởng bởi đe dọa của Trump, leo thang thuế quan với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc tương đương khoảng một nửa lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Ngày 23/8, Joe Tsai - Phó Chủ tịch điều hành Công ty Alibaba - nhấn mạnh, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc chủ yếu dựa vào nhu cầu trong nước và đầu tư trong nước, chứ không phải xuất khẩu. Và đối với hoạt động kinh doanh của Alibaba là một ví dụ, ông cho rằng “thế giới này là một nơi rộng lớn” và vẫn còn nhiều cơ hội khác.
Ian Bremmer - Chủ tịch Tập đoàn Eurasia - dự báo, có thể mở ra một cuộc chiến tranh lạnh vào năm tới giữa Mỹ và Trung Quốc dựa vào công nghệ và ảnh hưởng của nước ngoài. Vào cuối năm 2019, các tiêu đề truyền thông về Mỹ - Trung sẽ tập trung nhiều vào sự cân bằng quyền lực toàn cầu đang thay đổi hơn là một cuộc chiến thương mại trực tiếp. Còn Claude Barfield - một chuyên gia thương mại tại Viện Doanh nghiệp Mỹ - đặt câu hỏi: “Liệu chính quyền Trump có thể chống lại một phản ứng chính trị đang gia tăng đối với sự tiêu cực từ thuế quan, chống lại các yêu cầu và áp lực kinh tế của Trung Quốc bắt nguồn từ một đồng tiền giảm giá, dòng vốn đầu tư và một nền kinh tế đang chậm lại?”.