Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD. Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1 tỷ USD thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,… mỗi lĩnh vực gắn liền với trí tuệ, tâm huyết của cố Phó Thủ tướng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn.
Trong chăn nuôi, với gà công nghiệp chỉ cần hơn 1 tháng, gà lông màu trên 3 tháng,… cấp bách khôi phục sản xuất, đảm bảo đủ thực phẩm Tết 2025.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 5,74 triệu tấn ngô từ các thị trường quốc tế, đạt giá trị 1,43 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 587/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030".
Protein từ phế phụ phẩm ngành giấy có thể trở thành nguyên liệu tiềm năng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, góp phần phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi vốn khan hiếm và đang phụ thuộc vào nhập khẩu; tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp.
Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi vừa điều chỉnh tăng giá lần thứ 10 liên tiếp từ cuối năm 2020. Trước tình hình căng thẳng giữa Nga và Ucraina hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) dự báo, giá thức ăn chăn nuôi và phân bón có thể tăng tiếp trong thời gian tới, ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, muốn hướng đến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi thì phải từng bước tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Dịp Tết Nguyên đán, sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20%, trong đó tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Hiện, người chăn nuôi đã tự tin hơn khi tái đàn, bước đầu đảm bảo tốt các nhu cầu thực phẩm trong nước, đặc biệt là từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Ngành chăn nuôi đang đối diện khó khăn kép khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, trong khi giá gia cầm, lợn hơi ở mức thấp dưới giá thành. Để ngành chăn nuôi sớm khôi phục và phát triển bền vững trong thời kỳ mới, nhiều kiến nghị đã được Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam gửi đến Thủ tướng Chính phủ, trong đó, cần kiểm soát chặt việc nhập khẩu thịt để “cứu” giá lợn hơi trong nước.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, 8 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 294,4 triệu USD, tăng 15,2% so cùng kỳ 2020, trong đó, nhiều sản phẩm chăn nuôi giữ đà tăng trường xuất khẩu.
Thừa Thiên Huế hướng đến mỗi địa phương phải có một vùng sản xuất sạch, một sản phẩm hữu cơ có thương hiệu. Trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ phát triển nông nghiệp hữu cơ xanh, sạch và bền vững là mô hình điểm của toàn quốc.
Dịch Covid-19, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội đã tác động đến khâu lưu thông, phân phối. Trong khi ở đầu sản xuất giá lợn hơi, gia cầm giảm sâu nhưng khi đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao. Không để đứt gãy các chuỗi sản xuất và cung ứng trong chăn nuôi là việc cần làm ngay lúc này.
Ngày 3/8, trang web chuyên môn mới với tên gọi Feeding Intelligence (tri thức dinh dưỡng vật nuôi) đã được Cargill xây dựng và giới thiệu đến người chăn nuôi Việt Nam nhằm mục đích giúp người chăn nuôi tìm ra hướng đi phù hợp trong bối cảnh ngành sản xuất thực phẩm có nhiều thay đổi.
Sự kiện triển lãm trực tuyến ngành chăn nuôi, thú y, sản xuất sữa, chế biến thịt, nuôi trồng thủy sản (ILDEX Vietnam 2021) và V-Connect Vietnam Edition sẽ diễn ra từ ngày 21-23/7/2021, trên nền tảng kỹ thuật số kết nối giao thương B2B do VIV và ILDEX phát triển.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 1,82 tỷ USD, trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 196,8 triệu USD.
Sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua hầu hết đều tăng trưởng tốt ở các thị trường chính. Riêng trong quý I/2021, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng 34,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau 27 năm đầu tư tại Việt Nam, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam (CPV) đã hợp tác với nông dân cùng nhau làm giàu và tiếp tục nâng tầm giá trị cho nông sản Việt Nam.
Sáng ngày 23/12, trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Phước, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) đã chính thức nhận Giấy phép đầu tư hơn 40 triệu USD nằm trong chuỗi dự án trị giá 230 triệu USD.
Dự kiến đến năm 2030, dân số nước ta đạt gần 107 triệu người, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng 10.000 USD. Việt Nam được đánh giá là thị trường lớn về sức tiêu dùng thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi.
Ngày 18/7, tại Thừa Thiên Huế, Tập đoàn Quế Lâm ra mắt Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F (Farm- Food- Feed- Fertilizer). Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang điêu đứng bởi dịch tả lợn châu Phi, đau đầu với bài toán môi trường trong chăn nuôi nông hộ, gia trại thì các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học của Quế Lâm là giải pháp đích đáng tiến tới hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm (11/7/1950-11/7/2020) Ngày truyền thống ngành Thú y tại TP. Hải Phòng. Trong chương trình kỷ niệm, các hoạt động như triển lãm, hội thảo khoa học về lĩnh vực thú y Việt Nam trong 70 năm qua đã được tổ chức.
Trong khi doanh nghiệp chăn nuôi có những động thái tăng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất thì những doanh nghiệp thực phẩm cũng mạnh dạn đặt mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2020.
Tại Nghệ An, ngay từ đầu tháng 5 giá thịt lợn hơi đột ngột tăng cao, lên mức 98.000 -100.000 đồng/kg, là mức giá cao nhất từ trước tới nay, vượt mức giá đỉnh điểm trước Tết. Chậm tái đàn, thiếu nguồn cung khiến giá thịt lợn khó giảm.
Nhận định sau dịch sẽ là thời cơ để bứt phá nên ở thời điểm này nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đang củng cố lại chuỗi cung ứng sản xuất để sẵn sàng nắm bắt cơ hội ngay khi dịch kết thúc.
Hiện Đồng Nai đã khống chế được dịch tả lợn châu Phi (ASF). Việc tái đàn trở lại đang được ngành nông nghiệp cùng các doanh nghiệp (DN), hộ chăn nuôi nhanh chóng tổ chức thực hiện để có thể tăng nguồn cung, bình ổn thị trường giá cả thịt lợn trong thời gian ngắn nhất.
Hiệp định EVFTA với lộ trình giảm thuế về 0% sẽ mở ra nhiều cơ hội cho XNK hàng hóa của 2 bên. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội là những thách thức cho DN chăn nuôi trong nước khi phải cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà.
Vừa qua, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương đã nhận được thông báo số 6/18/2019-DGTR của Tổng cục Phòng vệ Thương mại (DGTR) - thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm phụ gia chăn nuôi Choline Chloride có nguồn gốc xuất xứ hoặc xuất khẩu từ EU, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.
Nhằm tăng cường hợp tác giữa khối công và khối tư trong ngành chăn nuôi, tạo cơ hội trao đổi thông tin, phát triển, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa, sáng ngày 24/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn Tầm nhìn và Đối thoại Hợp tác công tư (PPP) ngành hàng Chăn nuôi: “Thách thức và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò sữa và sản phẩm sữa”.
Việt Nam đã xuất khẩu (XK) chính ngạch sữa và các sản phẩm từ sữa đến gần 50 nước trên thế giới, dự báo, khả năng mở rộng thị trường còn rất lớn. Việc "bắt tay" giữa cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp trong việc xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh để XK sẽ là tiền đề quan trọng để nắm bắt cơ hội này.