Tăng tái đàn
Cuối tháng 3/2020 tỉnh Đồng Nai đã thông báo hết dịch ASF trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Thành Vinh- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông Đồng Nai, việc công bố hết dịch ASF là điều kiện thuận lợi để các DN, hộ chăn nuôi tổ chức tái đàn, phát triển ngành chăn nuôi vốn là trung tâm lớn nhất của cả nước. Tái đàn nhanh sẽ góp phần tăng nhanh nguồn cung, bình ổn giá thịt lợn, vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ lợn và sản phẩm của lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh thành phố trong cả nước.
![]() |
Tổng đàn lợn của tỉnh đạt mức gần 2 triệu con |
Hiện tổng đàn heo của tỉnh đạt mức gần 2 triệu con. Theo định hướng phát triển ngành chăn nuôi, Đồng Nai tập trung vào hai đối tượng chủ lực là lợn và gà. Trong đó, ưu tiên phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, hạn chế dần và tiến tới chấm dứt chăn nuôi nhỏ lẻ. Tập trung tái đàn lợn có kiểm soát nhằm giảm áp lực thiếu nguồn cung và xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất để phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, giá cả bình ổn.
Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, để tái đàn hiệu quả trong tình hình hiện nay, các cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Cơ sở chăn nuôi từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng đàn. Sau khi nuôi tái đàn 30 ngày phải thực hiện lấy mẫu xét nghiệm. Nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với dịch tả lợn châu Phi, khi đó mới tái đàn đến 100%.
Phát triển chăn nuôi công nghệ cao
Vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay là làm sao để đưa ngành chăn nuôi thoát ra khỏi thực trạng khó khăn. Trong số các nhóm giải pháp đã và đang được đưa ra, việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi đang được xem là mục tiêu quan trọng, căn cơ nhất trong nỗ lực tìm đầu ra bền vững cho các sản phẩm chăn nuôi.
Hiện hầu hết các mô hình chăn nuôi công nghệ cao đã hình thành và mang lại hiệu quả khả quan. Theo đó, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn đã gắn điều hòa nhiệt độ và áp dụng dây chuyền cho ăn, xử lý chất thải hoàn toàn tự động. Ngoài ra, mô hình chăn nuôi lạnh cũng đang phổ biến tại Đồng Nai, người nuôi có thể tự đầu tư chuồng lạnh, hợp tác với các công ty (như C.P, Jappa, Emivet) để được cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu đầu ra hoặc cũng có thể tự chăn nuôi, tự tiêu thụ.
Việc ứng dụng mô hình chăn nuôi công nghệ cao còn giúp truy xuất nguồn gốc, đảm bảo không tồn dư kháng sinh. Hiện nay, Đồng Nai có 246 trang trại chăn nuôi lợn và 170 trang trại chăn nuôi gà ứng dụng công nghệ cao, nhưng nếu đem so với tổng số hơn 2.500 trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hiện nay, số trại công nghệ cao rõ ràng vẫn còn đang chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn.
Dịch ASF đã xâm nhập vào tỉnh Đồng Nai từ tháng 4/2019, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi, trong đó có 5.371 hộ chăn nuôi, tiêu hủy khoảng 450 ngàn con lợn, ảnh hưởng.