Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, các đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ đảm bảo tinh thần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường.
Các nội dung nêu tại Luật Doanh nghiệp cơ bản hợp lý, phù hợp với ý kiến của doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn cần xem xét làm rõ một số khái niệm.
Đề xuất kéo dài thời hạn góp vốn điều lệ lên 180 ngày tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi để nhà đầu tư có thời gian xử lý các thủ tục hành chính liên quan.
Theo VCCI, một số quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 đã phát sinh những bất cập, vướng mắc, cần được làm rõ và xem xét, sửa đổi.
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa từ trần.
Dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp không quy định rõ về ngày có hiệu lực của những thay đổi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một số thủ tục chưa rõ về trình tự, hồ sơ thực hiện khiến cơ quan đăng ký kinh doanh các địa phương có quan điểm áp dụng khác nhau, gây khó cho doanh nghiệp.
Thành lập công ty là một thủ tục pháp lý phức tạp. Để việc thành lập công ty được diễn ra thuận lợi, cần phải nghiên cứu nhiều quy định pháp luật liên quan.
Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và những kẻ xuyên tạc mới chính là nhân tố cản trở, ném đá vào bánh xe phát triển.
Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về những điểm mới, đột phá của ba đạo luật quan trọng về đầu tư, kinh doanh gồm Luật Doanh nghiệp (DN) 2020, Luật Đầu tư 2020 và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Sáng nay (10/7), Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công bố 10 bộ luật mới được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 vừa qua. Trong đó, có 03 luật quan trọng liên quan đến đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp… được ban hành mới, hoặc sửa đổi, bổ sung, sẽ có hiệu lực đầu năm 2021, gồm: Luật Đầu tư; Luật Doanh nghiệp (DN); Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Báo cáo về các nội dung lớn trong dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), tại Phiên họp thứ 43, Ủy ban Kinh tế (UBKT) - Cơ quan thẩm tra dự án Luật – cho biết, sau khi tổng hợp ý kiến, tiếp thu, chỉnh lý, Thường trực UBKT đề nghị không quy định nội dung về hộ kinh doanh tại dự thảo Luật.
Qua 20 năm, Luật Doanh nghiệp đã có một số cải cách theo xu hướng tốt hơn, nhưng một số ngành vẫn áp dụng kiểm soát, hạn chế đáng kể quyền tự do kinh doanh, như: dịch vụ pháp lý, tài chính, ngân hàng và một số dịch vụ khác. Đó là một trong những nội dung hội thảo: “20 năm Luật Doanh nghiệp: Thành tựu, bài học và yêu cầu cải cách tổ chức” tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Sáng 16/10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 30, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào hai dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi).
Theo kế hoạch, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện báo cáo thẩm tra dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 37 tới đây. Trong những nội dung sửa đổi, nội dung liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước và hộ kinh doanh cá thế nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của các đại biểu tham dự phiên họp toàn thể lần thứ 11 về thẩm tra dự án Luật này của Ủy ban Kinh tế, diễn ra ngày 30/8
Một nội dung quan trọng tại Nghị quyết chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2019 vừa được Chính phủ ban hành là sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính.
Tại cuộc họp chuyên đề về pháp luật của Chính phủ ngày 5/8/2019, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phản ánh: Trong các lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu, hiện có tới 20 điểm xung đột, chồng chéo lớn về pháp luật cần khắc phục để cải thiện môi trường kinh doanh.
Góp ý xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư do Bộ Kế hoạch Đầu tư soạn thảo để trình Quốc hội xem xét trong thời gian tới, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng: Cần coi nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp trong nước khi thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo luật của Việt Nam, giảm bớt ngành nghề hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, phải có các giải pháp quyết liệt cải tổ doanh nghiệp nhà nước.
Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất sửa đổi 53 điều, bãi bỏ 02 điều và bổ sung 7 điều để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thành lập doanh nghiệp; cắt giảm chi phí, thời gian khởi sự kinh doanh và thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 11/6, với 92,56% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình năm 2019, trong đó quy định sẽ thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ 9 và yêu cầu đến giữa năm 2020 Chính phủ phải trình Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
Nhằm lắng nghe ý kiến đa chiều, đặc biệt là ý kiến từ đối tượng bị điều chỉnh trực tiếp và lớn nhất, từ đó hoàn thiện dự thảo Luật, ngày 30/5, tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) tổ chức hội thảo “Lấy ý kiến doanh nghiệp về Dự thảo luật sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp”.
Ngày 5/3, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến các bên nhằm hoàn thiện xây dựng Dự thảo Báo cáo nghiên cứu “Áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử tại các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”.
Đó là ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp xây dựng Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với VCCI tổ chức ngày 20/2.
Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm hoàn thành mục tiêu trên là tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Từ ngày 1/7/2015, Luật Doanh nghiệp (DN) và Luật Đầu tư bắt đầu có hiệu lực. Theo quy định mới, “kinh doanh có điều kiện là hạn chế quyền tự do kinh doanh”. Khi đó, có đến hàng ngàn điều kiện kinh doanh hiện không còn phù hợp.Theo Luật Đầu tư mới, sẽ có 6 ngành nghề bị cấm kinh doanh và 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đặc biệt, những điều kiện kinh doanh phải do Quốc hội, Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ ban hành.
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, tại Khoản 2 Điều 14 quy định: "2. công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật có quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ như nhau và điều lệ công ty phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý của các đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (DN), phải đăng ký với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp".