Hiện nay, để tồn tại trước sự thay đổi “chóng mặt” của lĩnh vực Fintech, cần có một hệ tư duy mới - độc lập, đột phá và sẵn sàng… thất bại.
Một trong những nguyên nhân khiến Fintech tại Việt Nam chưa phát triển xứng với tiềm năng là khung pháp lý về các công nghệ tài chính của Việt Nam vẫn sơ khai.
Thay vì quản lý theo cách “chờ đợi và quan sát” thì Fintech tại Việt Nam cần được chuyển sang cách tiếp cận mới “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi hơn.
Sáng 18/8, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông, Hải Dương đã tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về Fintech, AI, Blockchain, Cloud cho các nhà quản lý.
Mặc dù đại dịch Covid-19 đã khiến các ngành kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng ngành công nghiệp fintech lại là một trường hợp ngoại lệ với sự phát triển vượt bậc.
Địa bàn nông thôn rộng lớn, tỷ lệ tiếp cận dịch vụ tài chính chưa cao được coi là “miền đất hứa” của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, nhất là các “tân binh” như fintech, mobile money.
Lượng người dùng ví điện tử và các hình thức thanh toán trực tuyến tại Việt Nam ngày một gia tăng, song mức độ bao phủ còn thấp và tập trung phần lớn ở khu vực thành thị.
Phát triển tài chính số là xu thể khó có thể đảo ngược. Vấn đề là, làm thế nào để thúc đẩy tài chính số phát triển mạnh, nhưng vẫn có thể quản lý tốt, đó là bài toán về hoạch định chính sách cần phải quan tâm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 6/9/2021 thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo công bố trong ấn bản thứ hai của Dự báo ngành Fintech và ngân hàng số khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tính đến năm 2025 do IDC thực hiện dưới sự ủy quyền của Backbase, mô hình ngân hàng số phù hợp là yếu tố then chốt tác động tới khả năng thích ứng của các tổ chức tài chính cũng như cơ hội phục hồi sau những trì trệ liên quan tới đại dịch. Các ngân hàng số trên khắp APAC và tại Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng khách hàng cao gấp ba lần so với ngân hàng truyền thống tính trong năm 2020/2019.
Theo báo cáo Vietnam Fintech Report 2020 của Fintechnews, trong năm 2020, có 123 start-up hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính ở Việt Nam, gấp gần 3 lần so với con số 44 start-up vào năm 2017.
Mặc dù có nhiều khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, 80% các công ty công nghệ tài chính (Fintech) ở ASEAN, bao gồm Việt Nam sẽ tiếp tục kế hoạch mở rộng trong vòng hai năm tới.
Sau 4 năm triển khai Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, đến nay, thanh toán điện tử và hệ sinh thái thanh toán điện tử có những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố thuận lợi cũng còn không ít khó khăn.
Đó là mong mỏi của ông Đỗ Minh Hải, đồng sáng lập (co-Founder) kiêm Giám đốc tài chính Công ty TNHH ATM Online Việt Nam khi nhìn nhận về thị trường Fintech (Financial Technology) tại Việt Nam. Báo Công Thương đã phỏng vấn ông Đỗ Minh Hải liên quan đến các hoạt động Fintech tại Việt Nam.
Vượt qua hơn 1.000 công ty công nghệ đến từ 88 quốc gia, Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) với cổng thanh toán Payoo lần đầu tiên vinh dự nhận được giải thưởng CSR - giải thưởng ghi nhận về các đóng góp mang lại tiện ích cho cộng đồng và thể hiện được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, do khối tập đoàn toàn cầu NTT trao tặng.
Các công ty công nghệ tài chính (Fintech) cung cấp giải pháp thanh toán đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Thông tin này nằm trong báo cáo chi tiết “Fintech tại khu vực ASEAN: Từ khởi nghiệp đến lớn mạnh” vừa được công bố bởi Ngân hàng UOB, tổ chức PwC và Hiệp hội FinTech Singapore (SFA).
Các công ty fintech được nhận định có thể nắm giữ chìa khóa thúc đẩy việc ứng dụng thanh toán số và mở ra cơ hội lớn để thay thế thanh toán bằng tiền mặt tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ví MoMo - đại diện duy nhất của Việt Nam vừa được vinh danh trong “Top 50 công ty dẫn đầu” của danh sách 100 công ty công nghệ - tài chính hàng đầu thế giới (2019 Fintech100 - Leading Global Fintech Innovators) mang lại giá trị đột phá cho khách hàng, doanh nghiệp và xã hội. Danh sách xếp hạng do Công ty Kiểm toán KPMG (Hà Lan) và Quỹ đầu tư tài chính H2 Ventures (Australia) công bố ngày 4/11/2019.
Ngày 07/11/2019, trong khuôn khổ Chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam 2019 (Fintech Challenge Vietnam – FCV 2019), ngày trình diễn giải pháp công nghệ (Demo Day) đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của 16 đội vào vòng chung kết của cuộc thi FCV 2019.
Thách thức đối với tất cả các quốc gia trước sự đổi mới công nghệ tài chính đó là sự thiếu hụt nhân sự có trình độ cao. Đó là thông tin tại chuỗi Hội thảo “Đổi mới công nghệ tài chính, đột phá kỹ thuật số và nghề nghiệp kế toán” vừa diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam (FCV) lần thứ hai, đã chính thức được khởi động sáng này 13/8/2019 tại Hà Nội, do Ngân hàng nhà nước (NHNN) tổ chức với sự hỗ trợ của Dự án Sáng kiến hỗ trợ khu vực tư nhân vùng Me kong (Mekong Business Initiative - MBI) do Chính phủ Úc và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.
Trong số gần 30 công ty fintech có hoạt động ví điện tử được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép hoạt động thì chỉ có 5-6 đơn vị hoạt động tích cực, số còn lại chỉ cầm chừng hoặc trong tình trạng “ngắc ngoải”. Điều này cho thấy, thanh toán trực tuyến tại Việt Nam còn rất tiềm năng nhưng cuộc đua thực sự chiếm lĩnh thị phần đang chỉ tập trung vào những tên tuổi lớn.
Việc bắt tay giữa các ngân hàng với các công ty công nghệ tài chính (fintech) được cho là xu hướng trong thời gian tới nhằm tối ưu hóa lợi thế của cả hai bên.
Ngày 14/5, tại Hà Nội, Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức tọa đàm khoa học “Cho vay ngang hàng (P2P lending): Lợi ích, rủi ro và quản lý” với sự tham gia của đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một số ngân hàng thương mại cổ phần, các công ty fintech trong và ngoài nước và các nhà khoa học trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng…
Thị trường Fintech (công nghệ tài chính) Việt Nam mặc dù xuất hiện muộn nhưng đã có bước phát triển nhanh, đạt mức 4,4 tỷ USD năm 2017 (dựa trên giá trị giao dịch). Tuy nhiên, hiện còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làn sóng Fintech, nhất là rào cản về pháp lý.
Gắn với các sản phẩm cốt lõi của cách mạng số 4.0 như Trí tuệ nhân tạo (AI), Bigdata, Blockchain,… các startup Fintech lạc quan chia sẻ về tương lai của fintech tại Việt Nam và nhận định “Fintech đi sau nhưng sẽ cùng về đích với các lĩnh vực trong CMCN 4.0” bởi startup Fintech hợp tác sâu và kết nối rộng.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ chế, chính sách đồng bộ, phù hợp; phát triển gắn liền với văn hóa bản địa, gắn kết hệ sinh thái. Đó là những yếu tố cần để tạo hệ sinh thái vững mạnh cho các doanh nghiệp Fintech phát triển.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ chỉ thành công khi và chỉ khi được phát triển trên nền tảng khung thể chế, chính sách hiệu quả, sát thực tiễn, trong đó Startup Fintech không ngoại lệ. Cần thiết phải có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của Chính phủ, các Bộ, ngành để hành lang pháp lý của Fintech hoàn thiện, tạo điều kiện tối đa để startup Fintech phát triển.
Công nghệ tài chính (Fintech) là một trong những điểm sáng của Litva. Trong khi đó, Việt Nam lại là thị trường rất nhiều tiềm năng để Fintech phát triển. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp khối ngân hàng, tài chính, các doanh nghiệp khởi nghiệp quan tâm đến Fintech có thể hợp tác, đầu tư Fintech với Litva.
Sự nổi lên của Fintech (dịch vụ giao thoa giữa công nghệ và tài chính) đang được xem là mối đe dọa tới hệ thống tài chính, nhất là các ngân hàng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và công nghệ, Fintech không chỉ thuần tuý mang đến các nguy cơ, mà còn là cơ hội đầy tiềm năng cho các tổ chức tài chính, ngân hàng truyền thống nếu biết nhận diện đúng và tận dụng tốt.