Ngày 3/1/2019, Hội thảo quốc gia “Thực trạng chính sách dân tộc (CSDT), định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021 – 2025” đã diễn ra tại Hà Nội. Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu đại diện các Ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia đóng góp ý tưởng, gợi mở định hướng cho việc xây dựng hệ thống CSDT mang tính tổng thể, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.
120 đại biểu đại diện cho trên 1.150 người có uy tín tỉnh Yên Bái đã vinh dự được tuyên dương tại Hội nghị tuyên dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái năm 2018.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển giáo dục, trong đó có những chính sách dành riêng cho vùng DTTS và miền núi. Từ những chính sách này, giáo dục vùng DTTS và miền núi đến nay đã có những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ.
Tối ngày 25/11/2018, Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 đã được tổ chức long trọng tại Hà Nội. Chuyên đề DTTS và Miền núi Báo Công Thương xin được giới thiệu 2 chàng trai người DTTS đang nỗ lực thực hiện ước mơ trở thành người chiến sĩ công an nhân dân. Đây cũng là 2 trong số
166 học sinh, sinh viên tham dự Lễ Tuyên dương năm nay.
Tối 25/11/2018, Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 đã diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình - đến tham dự, tặng quà và dành nhiều tình cảm thân thiết cho các em học sinh, sinh viên.
Vượt qua định kiến, không cam chịu đói nghèo… nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) đã mạnh dạn khởi nghiệp bằng chính những tài nguyên, tiềm năng sẵn có tại địa phương. Nỗ lực của các chị em không chỉ góp phần nâng cao giá trị của các sản phẩm truyền thống mà còn là tấm gương để nhiều phụ nữ DTTS cố gắng, phấn đấu vươn lên.
Giai đoạn 2016 - 2018, hơn 720.000 lao động là người dân tộc thiểu số (DTTS) đã được đào tạo, dạy nghề. Tuy nhiên, đại đa số đồng bào sau khi học nghề vẫn không thể chuyển sang nghề đã được đào tạo. Thực trạng này không chỉ khiến chính sách không đạt hiệu quả đặt ra mà còn gây lãng phí không nhỏ cho ngân sách Nhà nước.
“Tới đây, cần phân định vùng DTTS, miền núi một cách rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng trình độ phát triển của từng vùng để xây dựng chính sách dân tộc phù hợp” - là
yêu cầu của ông Hà Ngọc Chiến - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tại Phiên họp thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách và thực hiện chính sách dân tộc, miền núi giai đoạn 2016 - 2018.
“Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có thể làm được tất cả những việc mà người khác làm được” là niềm tin mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến dành cho đồng bào DTTS, khi ông chia sẻ tại diễn đàn “Hợp tác, kết nối hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp” diễn ra giữa tháng 5/2017 tại Hà Nội.
Sáng ngày 2/12/2016, Ủy ban dân tộc (UBDT) đã chính thức tổ chức hội thảo triển khai chương trình khoa học và công nghệ (KHCN) cấp quốc gia “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số (DTTS) và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2086/QÐ-TTg ngày 31/10/2016 phê duyệt Ðề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025.
Trong 3 ngày (từ 25 - 27/10/2016), 154 giáo viên, học sinh, sinh viên, vận động viên tiêu biểu người DTTS đã về Thủ đô Hà Nội dự lễ tuyên dương và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa.