Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Đại dịch Covid-19 đã tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp (DN) FDI tại Việt Nam, vì vậy cần có các giải pháp hỗ trợ thích hợp cho FDI phát huy vai trò trong bối cảnh bình thường mới.
Cách mạng 4.0 làm thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, trải nghiệm khách hàng được coi là một lợi thế cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp (DN) đã dịch chuyển chiến lược kinh doanh theo hướng lấy trải nghiệm của khách hàng làm trung tâm hoạt động và không ngừng nỗ lực đổi mới sáng tạo để đáp ứng.
Cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã được tham gia xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngày càng nhiều hơn. Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kiến nghị, cần có chương trình hỗ trợ DN nâng cao vai trò, trách nhiệm, năng lực và chất lượng tham gia xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề tới cộng đồng doanh nghiệp (DN) cũng như nền kinh tế, xã hội. Thúc đẩy vai trò tiên phong, chủ động của DN trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và dịch bệnh, tăng khả năng chống chịu, giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất, kinh doanh, không phục kinh tế nhanh, cần được thúc đẩy.
Việc lỡ nhịp so với các nước xung quanh, trong đó có cả các đối tác chiến lược và các nước cạnh tranh thị trường khiến các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã bị lỡ mất khoảng 20% cơ hội thị trường. Đây là thời điểm DN tái sản xuất, tăng tốc kinh doanh, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần thực hiện giải pháp “5T” để hỗ trợ DN vượt khó.
Mặc dù chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng của tỉnh Nghệ An vẫn ước tăng 18,26%, là thành công, kết quả của nỗ lực vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất.
Đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - xung quanh vấn đề này.
Hiện đang có ít nhất 4 doanh nghiệp (DN) đăng ký bảo hộ thương hiệu cho gạo ST25 tại Mỹ và đang chờ duyệt. Dù thương hiệu gạo của ông Hồ Quang Cua - cha đẻ của thương hiệu gạo ST25 - chưa thực sự mất. Nhưng nếu không sớm có động thái để bảo vệ thương hiệu ở thị trường nước ngoài thì gạo ST25 có nguy cơ bị mất thương hiệu tại thị trường Mỹ. GS.TS. Nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
Sự lấn sân của các đại gia lĩnh bất động sản, thép, ô tô, điện tử, dịch vụ và thương mại… vào nông nghiệp cho thấy nông nghiệp dường như được xem là một miếng bánh hấp dẫn đang đợi các “ông lớn” có tiềm lực tài chính khai phá.
87,2% doanh nghiệp (DN) cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” do đại dịch Covid-19. Chỉ 11% DN cho biết “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”. Chính sách tạo thuận lợi hơn cho các DN tư nhân trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch Covid-19 được đánh giá quan trọng không kém việc cứu các DN gặp khó khăn. Điều này cũng giúp các DN tìm cơ hội mới trong bối cảnh mới.
Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ lên các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Phản ứng chính sách của Chính phủ là khá hợp lý, chủ trương chính sách là đúng đắn nhưng thiết kế chính sách có vấn đề, thực thi chính sách chưa thực sự suôn sẻ. Cần thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn trong hỗ trợ DN vừa và nhỏ để vượt qua đại dịch là vấn đề được các chuyên gia đặt ra.
Khoảng 3.000 vị trí việc làm được 60 doanh nghiệp (DN) trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng ngay tại “Ngày hội tuyển dụng, việc làm năm 2020” – Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH), ngày 26/6 tại TP. Hồ Chí Minh.
Chuối Việt Nam đã chính thức được bày bán trong hệ thống siêu thị của Lotte Mart từ tháng 6/2020. Vải thiều Việt Nam cũng đã xuất khẩu những lô đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Việc định hình lại ngành sản xuất nông nghiệp giúp trái cây Việt Nam liên tục đón những tin vui trong chinh phục thị trường nhập khẩu.
Để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi sau dịch nhiều ý kiến cho rằng việc Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực và nhanh hơn cho DN.
Một trong những nội dung quan trọng nhất hiện nay là ban hành thật nhanh các gói hỗ trợ doanh nghiệp (DN), kinh phí hỗ trợ phải đến tay DN càng sớm càng tốt, nếu kéo dài hết tháng 6 sẽ có rất nhiều DN ngừng hoạt động. Khi nhiều doanh nghiệp rời khỏi thị trường, chính sách hỗ trợ DN sẽ giảm đi hiệu quả.
Ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó có xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu, trong giai đoạn toàn cầu căng mình chống dịch Covid- 19.
Cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong nước, chính là nguồn nội lực quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Bình Dương. Lãnh đạo tỉnh sẽ luôn tạo điều kiện tốt nhất để các DN yên tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (DN) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh ngày 18/4/2019 đã thu hút 400 DN và các hiệp hội ngành hàng tham gia. Dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, hội nghị đã lắng nghe và tiếp tục tháo gỡ các ý kiến khó khăn về tiếp cận nguồn vốn của DN thành phố trên nhiều lĩnh vực.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Tiến sĩ Nguyễn Như Quỳnh - Phó Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ - nhấn mạnh: Phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là hoạt động của cả cộng đồng, đòi hỏi sự chung tay góp sức của cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng.
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng qua, cả nước có 96.611 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 963,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% về số doanh nghiệp và tăng 6,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Tháng 8/2018, lượng tiêu thụ thép tăng so với tháng trước nhưng sức tiêu thụ của các nhà máy vẫn chậm do tình hình kinh tế trong nước khó khăn, sản lượng tiêu thụ chỉ tập trung vào những công trình đang dở dang. Thêm vào đó, các vụ kiện ngành thép liên tục gia tăng với cường độ lớn đã khiến doanh nghiệp (DN) không tránh khỏi lo lắng.
Trước hiện trạng nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam chưa coi trọng đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp thúc đẩy năng lực chế tạo và hấp thụ công nghệ của các DN.
Dự báo thời gian tới, các doanh nghiệp (DN) thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc tiêu thụ. Thực tế này đòi hỏi DN phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), quảng bá hình ảnh, thương hiệu của từng DN nói riêng và ngành thủy sản nói chung.
Ngụ ngôn E-dốp cổ đại kể rằng, một bò kéo chiếc xe chất đầy hàng qua một con đường quê lầy lội. Nó phải cố lấy hết sức lực mới kéo nổi chiếc xe, nhưng không hề kêu ca phàn nàn.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã hoặc sắp ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ đến trong khoảng 5-7 năm tới. Nếu không biết tận dụng, doanh nghiệp sẽ bỏ qua “thời cơ vàng” để bứt phá.
Có lẽ, ít khi thị trường ôtô Việt Nam có nhiều “cơn nhiễu” thông tin như thời gian gần đây, nào là ôtô nhập khẩu “đè” ôtô nội, thực hư giá tăng- giảm, khó lường thuế lên- xuống, nào là doanh nghiệp ô tô FDI giảm sản lượng, không đầu tư mới, thậm chí có thể rời bỏ Việt Nam... và sự thất bại của Vinaxuki vẫn còn ám ảnh mãi. Thực tế ra sao?
Đến nay, hàng hóa phục vụ Tết cho bà con các dân tộc vùng cao Điện Biên đã được doanh nghiệp chuẩn bị khá đầy đủ. Công tác quản lý thị trường (QLTT) Tết cũng được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn hàng giả, kém chất lượng...
Mặc dù nguồn lực không lớn, hoạt động khuyến công (KC) Tuyên Quang năm 2015 vẫn đạt được những kết quả khả quan nhờ biết khai thác thế mạnh địa phương, thông qua việc tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất các sản phẩm chủ lực.
Đam mê máy móc đã làm nên “mối nhân duyên” cho chàng kỹ sư trẻ tuổi An Như Thắng đến với hàng chục sáng kiến, sáng tạo, mang lại nhiều giá trị kinh tế cho doanh nghiệp.
Nhiều giải pháp đang được Bộ Công Thương đề ra để giảm dần nhập siêu từ thị trường Trung Quốc.