Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2022, thời điểm này, các nhà vườn trồng quất cảnh Tứ Liên và đào Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) đang tập trung lo làm nốt những công đoạn cuối cùng trước khi bán cho khách chưng Tết. Tuy nhiên vừa chăm cây, nhưng nhiều nhà vườn vừa canh cánh nỗi lo tìm đầu ra, bởi một năm khó khăn với dịch bệnh.
Hiện làng nghề là nguồn cung chủ yếu các sản phẩm gỗ cho thị trường nội địa. Các biện pháp giãn cách nhằm kiểm soát dịch Covid-19 trong thời gian gần đây có tác động rất lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ làng nghề gỗ đặt ra sự cần thiết về một chính sách bao trùm.
Trái thanh long tại một số địa phương hiện đã vào vụ với sản lượng lớn, trong khi dịch Covid-19 hạn chế hoạt động của các thương lái, vận chuyển khó khăn, tạo áp lực tiêu thụ cho bà con vùng trồng.
Từ lâu, bánh gai xứ Dừa trở thành ẩm thực độc đáo, món quà quê không thể thiếu của người miền Tây xứ Nghệ. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh gai, xã Tường Sơn - huyện Anh Sơn (Nghệ An) đang phối hợp với các ngành có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Chịu tác động kép từ áp lực dư cung và ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid- 19, đầu ra cho hồ tiêu thời gian tới được dự báo vẫn gặp khó khăn.
Khó khăn về đầu ra của sản phẩm quýt Bắc Kạn đã diễn ra vài năm trở lại đây. Tỉnh Bắc Kạn đã có khuyến cáo người dân không tự ý mở rộng diện tích.
Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre có vườn dừa chuyên canh gần 100.000 héc-ta, đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, đầu ra của trái dừa khô trong nhiều tháng qua rất khó khăn.
Mô hình nuôi tôm sạch không sử dụng kháng sinh đã và đang mở ra giai đoạn mới và cần được tuyền truyền, từng bước nhân rộng trong tương lai.
Bí đầu ra và giá đơn hàng giảm là những khó khăn mà ngành Dệt may Việt Nam đang phải đối mặt. Tính đến hết tháng 8/2016, kim ngạch xuất khẩu (XK) của dệt may mới đạt 15,5 tỷ USD; so với mục tiêu XK 29 tỷ USD, chặng đường còn lại sẽ rất gian nan.