Dừa khô bấp bênh đầu ra

Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre có vườn dừa chuyên canh gần 100.000 héc-ta, đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, đầu ra của trái dừa khô trong nhiều tháng qua rất khó khăn.

Ở các vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, trái dừa khô nằm ngổn ngang ngoài lề đường, sân nhà của nông dân. Đầu ra của trái dừa khô bấp bênh cộng với tình trạng giá giảm đã ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của nông dân trồng dừa.

\"dua
Tiêu thụ dừa gặp khó

Giá dừa khô hiện nay đang thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Các nhà vườn bán quả dừa khô chỉ được giá từ 25.000 - 30.000 đồng/chục (12 quả), thậm chí ở vùng hẻo lánh không có thương lái đến thu mua. Do đó, nhiều nhà vườn dự trữ lại dừa khô để chờ giá lên, không ít quả dừa đã nảy mầm phải vứt bỏ. Trong khi đó, một cây dừa thu hoạch tiền công gần 20.000 đồng. Nguyên nhân giá giảm là do các nước có diện tích vườn dừa lớn trên thế giới như: Ấn Độ, Malaysia, Philippines cũng đang vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do khâu liên kết với doanh nghiệp chưa mạnh nên khi dừa sụt giá thì ảnh hưởng ngay đến đời sống của người trồng. Do đó, để trái dừa khô có đầu ra ổn định thì việc liên kết với doanh nghiệp trong trồng và tiêu thụ dừa cần được tiếp tục nhân rộng. Đơn cử tại tỉnh Bến Tre, khi nhà vườn có liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh thì nhà vườn bán sản phẩm với giá khoảng 50.000 đồng/ chục, cao 30% so với giá dừa trên thị trường. Để đảm bảo thu nhập ổn định, bà con trồng dừa nên hợp tác với các doanh nghiệp để có mối liên kết với nhau trong vấn đề tiêu thụ. Ngoài ra, nhà vườn cần đầu tư, chăm sóc vườn dừa đạt năng suất cao, chất lượng trái tốt; áp dụng các mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa để giảm chí phí sản xuất, tăng thu nhập cộng hưởng. Về phía chính quyền địa phương nên kêu gọi đầu tư, xây dựng thêm các nhà máy chế biến các sản phẩm từ trái dừa để tiêu thụ nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Mạnh Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận