Kinh tế toàn cầu đối mặt với tình huống hiếm hoi trong hơn 80 năm

Nền kinh tế toàn cầu chỉ còn một cú hích nữa là sẽ xảy ra cuộc suy thoái thứ hai trong cùng một thập kỷ, điều chưa từng xảy ra trong hơn 80 năm qua.
Những thách thức năm 2023 của kinh tế toàn cầuASEAN đóng vai trò chính trong nền kinh tế toàn cầu năm 2023

Đó là cảnh báo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới đưa ra ngày 10/1 vừa qua. Nhóm này hiện dự báo rằng nền kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 1,7% trong năm nay, làm ảnh hưởng đến các nước đang phát triển vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và lãi suất tăng.

Ngân hàng Thế giới dự đoán mức tăng trưởng sẽ tăng trở lại lên tới 2,7% vào năm 2024. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng đối với sự phát triển đang gia tăng khi triển vọng tăng trưởng toàn cầu xấu đi.

Kinh tế toàn cầu đối mặt với tình huống hiếm hoi trong hơn 80 năm

Lạm phát tăng cao, chính sách mạnh tay của ngân hàng trung ương, điều kiện tài chính xấu đi và làn sóng xung kích từ cuộc chiến Ukraine, tất cả đều đang đè nặng lên tăng trưởng. Do đó, theo Ngân hàng Thế giới, “những cú sốc tiêu cực hơn nữa” - từ lạm phát cao hơn và thậm chí chính sách tiền tệ thắt chặt hơn cho đến sự gia tăng căng thẳng địa chính trị - có thể đủ để gây ra tình trạng suy thoái. Nền kinh tế toàn cầu đã suy giảm 3,2% trong thời kỳ suy thoái do đại dịch năm 2020, trước khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021. Lần gần đây nhất thế giới trải qua hai cuộc suy thoái trong cùng một thập kỷ là vào những năm 1930.

Tổ chức này dự kiến nền kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 0,5% vào năm 2023. 20 quốc gia sử dụng đồng euro, vốn đã bị tàn phá bởi cuộc chiến ở Ukraine, sẽ không có bất kỳ sự mở rộng tổng thể nào. Cả hai dự báo đều thấp hơn nhiều so với hồi tháng 6 năm 2022. Tăng trưởng ở Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng vào năm 2023 sau khi dỡ bỏ các hạn chế về Covid-19, tăng lên 4,3%. Nhưng dự báo đó cũng giảm so với sáu tháng trước, phản ánh sự bất ổn đang diễn ra trên thị trường bất động sản của đất nước này, nhu cầu yếu hơn từ các quốc gia khác đối với các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc và sự gián đoạn liên tục do đại dịch.

Ngân hàng Thế giới cho biết trong báo cáo rằng ba động lực tăng trưởng chính của thế giới – Mỹ, khu vực đồng euro và Trung Quốc - đang trải qua thời kỳ suy yếu rõ rệt. Sự suy yếu này cũng sẽ gây tổn hại cho các nước nghèo hơn, những nước vốn đã cảm nhận được những tác động của môi trường kinh tế không chắc chắn, đầu tư kinh doanh thấp hơn và lãi suất tăng.

Chi phí đi vay tăng có thể khiến việc giải quyết mức nợ cao trở nên khó khăn hơn. Theo Ngân hàng Thế giới, đến cuối năm 2024, sản lượng kinh tế tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ thấp hơn khoảng 6% so với mức đã được vạch ra trước đại dịch. Tăng trưởng thu nhập cũng được dự đoán sẽ chậm hơn mức trung bình trong thập kỷ trước Covid, khiến việc thu hẹp khoảng cách với các quốc gia giàu có trở nên khó khăn hơn.

Duy Hưng (tổng hợp)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận