Người lao động phập phồng trước giờ tăng lươngBảo hiểm xã hội xác nhận người lao động hưởng hỗ trợ tiền thuê nhà |
Chia sẻ với phóng viên, chị Trần Thị Vân – đại diện một doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử của Đài Loan, có trụ sở đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, những tháng đầu năm 2022, Trung Quốc thực hiện chính sách "Zero Covid-19" chặt chẽ, đã ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên, phụ liệu sản xuất của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng sản xuất cầm chứng, thiếu việc làm cho người lao động.
![]() |
Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 tạo cơ hội nâng cao năng suất lao động |
Thời gian gần đây, thị trường Trung Quốc nới lỏng hơn, nên vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng tạm thời được giải quyết. Nhưng doanh nghiệp lại đối mặt với việc tăng giá nhiên, nguyên vật liệu, do tác động từ bất ổn chính trị giữa Nga và Ukraine, làm ảnh hưởng đến giá cả đầu vào cho các doanh nghiệp.
Khó khăn nối tiếp khó khăn khi Chính phủ ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP, chính thức điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 với mức tăng bình quân là 6% so với mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Bởi nhiều doanh nghiệp cho biết, dù mức lương thực tế trả cho người lao động đã cao hơn mức lương tối thiểu vùng, nhưng doanh nghiệp vẫn căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Do đó, nếu lương tối thiểu vùng tăng lên thì khoản đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng phải điều chỉnh theo, làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Tại hội nghị về tình hình sản xuất và đề xuất nhiệm vụ giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cuối năm 2022 diễn ra mới đây, đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam, đại diện Hiệp hội Da giày – Túi xách và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử đều có chung nhận định, việc tăng lương tối thiểu vùng bắt đầu từ ngày 1/7 sẽ tăng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và giá nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất tăng mạnh, làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
![]() |
Doanh nghiệp sẽ tăng thêm chi phí do tăng lương tối thiểu |
Cụ thể, ông Trương Văn Cẩm cho rằng: "Việc tăng lương từ 1/7 thì rất mừng cho người lao động vì được tăng lương để bù đắp chi phí, nhưng đối với doanh nghiệp thì lại khó khăn vì tăng chi phí cả về tiền và các thủ tục hành chính để giải quyết những vấn đề này".
Liên quan đến vấn đề này, theo bà Đỗ Thị Thúy Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam: Dựa vào tăng lương tối thiểu vùng bắt đầu từ ngày 1/7, người lao động cũng gây sức ép đòi tăng lương, tạo thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, theo bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam: Khi khảo sát doanh nghiệp trong Hiệp hội, thì hầu hết doanh nghiệp đều cho rằng, để thu hút nguồn lao động quay trở lại làm việc thì doanh nghiệp đã tăng lương từ đầu năm.
“Với chính sách tăng lương lần này của Chính phủ thì doanh nghiệp sẽ không tăng nữa, nhưng vì thông tin tăng lương đến người lao động khiến họ cũng có những yêu cầu đối với doanh nghiệp phải tiếp tục tăng, thì đó cũng là một trở ngại rất lớn đối với doanh nghiệp” – bà Phan Thị Thanh Xuân bày tỏ.
Không chỉ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh giá nguyên, nhiên vật liệu trên thế giới vẫn được dự báo tiếp tục tăng, việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 còn được các chuyên gia kinh tế dự báp, sẽ tạo áp lực lên lạm phát những tháng còn lại của năm 2022, “đe dọa” đến mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% theo yêu cầu của Quốc hội đề ra từ đầu năm.
Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá – Tổng cục Thống kê:“Việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7 là cần thiết, vì sẽ giúp doanh nghiệp có động lực cơ cấu lại chi phí và tạo động lực để người lao động làm việc tốt hơn, nâng cao năng suất lao động, từ đó bù đắp chi phí cho doanh nghiệp”.
Đặc biệt, trong bối cảnh giá cả hàng hóa tăng phi mã như thời gian qua, việc tăng lương để bù đắp lại chi phí sinh hoạt cho người lao động là vô cùng cần thiết. Nhất là sau 2 năm dịch bệnh, lương tối thiểu vùng không được điều chỉnh, người lao động đã chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp. Để bù đắp khoản chi phí tăng lương, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, doanh nghiệp nên cơ cấu lại hoạt động, tiết giảm những thứ không cần thiết. Đây cũng là giải pháp giúp người lao động ổn định cuộc sống và doanh nghiệp có cơ hội nâng cao năng suất lao động.
Ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng ban Chính sách – Pháp luật, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam: Doanh nghiệp thực hiện tăng lương tối thiểu chính là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chứ không phải là chỉ cho người lao động. Chắc chắn trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp nào trả lương èo uột, không điều chỉnh mức lương tối thiểu thì rất dễ xảy ra tình trạng bất ổn về quan hệ lao động, thậm chí là không giữ chân được người lao động. |