Nguồn cung cao su có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2024- 2025, do vậy, giá cao su sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới.
Tháng 2, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tại châu Á tăng so với tháng trước, thị trường được hỗ trợ bởi giá dầu thô cao, nhu cầu của Trung Quốc tăng.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng, song xuất khẩu sang Hoa Kỳ đang chịu cạnh tranh từ nhiều thị trường như Indonesia, Thái Lan...
11 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su đạt trên 1,87 triệu tấn, trị giá 2,51 tỷ USD. Tuy nhiên, thị phần cao su của Việt Nam đang bị thu hẹp tại thị trường Ấn Độ.
Để đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang Trung Quốc, các doanh nghiệp cần chủ động tăng tỷ lệ cao su chế biến hơn là cao su nguyên liệu để nâng cao giá trị xuất khẩu.
Giá cao su trong nước và thế giới đã trở lại xu hướng giảm mạnh trên toàn thị trường. Giá mủ cao su trong nước đang dao động từ 270-312 đồng/TSC.
Mặc dù ngành cao su Việt Nam vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng, gia tăng giá trị chuỗi sản phẩm. Tuy nhiên, để hướng đến sự phát triển bền vững ở toàn bộ chuỗi cung ứng, ngành cao su hậu Covid-19 cần đẩy mạnh liên kết chuỗi, ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng các nguồn lực sẵn có đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và nội địa về sản phẩm.
Nhằm đánh giá và đề xuất những biện pháp hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng cao su tiểu điền bền vững, đáp ứng các yêu cầu về tính hợp pháp và bền vững của thị trường xuất khẩu trong tương lai, ngày 27/4, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Tổ chức Forest Trends và Viện Nghiên cứu Cao su phối hợp tổ chức hội thảo “Liên kết tiêu thụ sản phẩm cao su tiểu điền: Thực trạng và ý nghĩa đối với sản xuất cao su bền vững tại Việt Nam”.