Trang tin chuyên về rau quả của Đức fruchtportal.de ngày 29/3 đưa tin, Việt Nam có kế hoạch tăng gấp đôi lượng xoài xuất khẩu ra thế giới và đặt mục tiêu mở rộng diện tích trồng xoài để có thể đạt kim ngạch 650 triệu USD vào năm 2030.
Xuất khẩu xoài sang nhiều thị trường tăng trưởng mạnh trong năm 2021 đã mở ra nhiều triển vọng song cũng đòi hỏi nhà vườn phải liên tục nâng cao chất lượng.
Thị phần quả xoài, ổi, măng cụt (mã HS 080450) của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU tăng.
25 tấn xoài tượng da xanh của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vừa được Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Rồng Đỏ (TP. Hồ Chí Minh) và Công ty TNHH TM&DV Trường Mai (Sơn La) thu mua, đóng gói xuất khẩu sang thị trường Australia.
Sau hơn 2 năm Việt Nam được phép xuất khẩu trái xoài sang thị trường Hoa Kỳ, lượng xoài tươi nhập khẩu từ Việt Nam mới chiếm 0,1% tổng lượng xoài tươi nhập khẩu của nước này.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu (XK) chủ yếu của nhiều loại rau quả của Việt Nam nói chung và với trái xoài, chuối, thanh long nói riêng. Áp lực cạnh tranh gia tăng khi sau chuối, xoài, dự kiến sẽ là thanh long của Campuchia được XK vào thị trường này. Thêm “phép thử” bài toán cạnh tranh cho XK rau quả Việt đặt ra những vấn đề cần có chiến lược đúng về phát triển thị trường, cũng như đẩy mạnh khâu chế biến.
Xoài, nhãn Sơn La đã và đang bước vào thời vụ thu hoạch. Nỗi lo chực chờ bởi dịch Covid-19 trên cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, trực tiếp ảnh hưởng đến việc kết nối, tiêu thụ, xuất khẩu và lưu thông sản phẩm. Thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến qua livestream được đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp người trồng được mùa được giá.
Tháng 1/2021, tỷ trọng nhập khẩu trái xoài, ổi và măng cụt từ thị trường Việt Nam chiếm 6,1% tổng lượng nhập khẩu.Thị phần trái ổi, xoài và măng cụt của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga tăng mạnh.
Dù có những bước tăng trưởng ấn tượng, tuy nhiên, thị phần xoài Việt Nam trên bản đồ thế giới vẫn rất khiêm tốn. Năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng xoài trên thế giới đạt khoảng 12,3 tỷ USD, nhưng Việt Nam xuất khẩu mới chỉ đạt con số hơn 180 triệu USD.
Năm 2020, Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 14 cho Hoa Kỳ, lượng và trị giá nhập khẩu xoài từ Việt Nam tăng rất mạnh đạt 2,1 nghìn tấn, trị giá 4,61 triệu USD, tăng 66% về lượng và tăng 70,1% về trị giá so với năm 2019. Nhập khẩu xoài vào Hoa Kỳ được dự báo tiếp tục tăng sẽ là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường này, trong đó đáng chú ý là xoài tươi.
Thị phần trái xoài Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng. Nhu cầu nhập khẩu xoài lớn tại Hoa Kỳ là cơ hội để quả xoài các loại của Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường này, trong đó đáng chú ý là chủng loại xoài tươi.
Trước thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu sản phẩm xoài Việt Nam do hành vi gian lận xuất xứ, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sẽ đề nghị các địa phương tăng cường công tác giám sát đối với các mã số vùng trồng đã cấp.
,
Trước tình trạng giá xoài giảm, bí đầu ra như hiện nay, ngành Công Thương một số tỉnh miền Tây Nam bộ đang kết nối với các nhà bán lẻ, doanh nghiệp chế biến nhằm tăng lượng thu mua nhằm giảm bớt thiệt hại cho người nông dân, hợp tác xã.
Vùng chuyên canh xoài lớn nhất Đắk Nông đìu hiu, ảm đạm do giá xoài sụt giảm nghiêm trọng. Hiện tại, giá xoài giảm khoảng 7 lần so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.
Hòa trong niềm vui chung của “Ngày hội Xoài Yên Châu 2019” là việc lần đầu tiên xoài Yên Châu được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Mỹ, Anh và sản phẩm chuối Yên Châu chính thức được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu. Đây cũng là thành quả sau nhiều năm nỗ lực, cố gắng của tỉnh Sơn La trong việc tìm kiếm đầu ra bền vững cho nông sản địa phương.
Tuần lễ xoài và nông sản an toàn tỉnh Sơn La do UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Tập đoàn Central Group Việt Nam và các sở ngành liên quan tổ chức đã chính thức khai mạc sáng ngày 17/5, tại Hà Nội.