Ngày 27/9, ông Vũ Nhữ Thăng tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; TP. Hồ Chí Minh bổ nhiều nhiều nhân sự chủ chốt.
Cổ phiếu ngân hàng, vốn được xem là cổ phiếu “vua” trên thị trường chứng khoán, đang trong tình cảnh bị “dội cung" trước sức ép tăng vốn cũng như thoái vốn. Song, để đáp ứng các quy định, các ngân hàng và tổ chức vẫn quyết đẩy mạnh hoạt động thoái vốn.
Nhập siêu ở mức cao cộng với chính sách tăng lãi suất dự báo sẽ được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) thay đổi vào tháng 6 tới, ít nhiều gây sức ép lên chính sách tỷ giá. Ổn định thị trường tiền tệ và cán cân vĩ mô là nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong những tháng cuối năm.
Dữ liệu vừa được Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cập nhật cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đang tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam khá tích cực.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, do cán cân thương mại cả năm dự báo sẽ vẫn thặng dư, nên biến động tỷ giá trong tháng 11 chỉ là tạm thời. Mặc dù vậy, việc điều hành tỷ giá thời gian tới vẫn phải lưu ý đến nhiều yếu tố không thuận lợi liên quan đến lạm phát và thị trường ngoại hối toàn cầu.
Tháng 8/2016, nhiều thông tin phản ánh về rủi ro mất tiền trong tài khoản (chủ yếu qua thẻ tín dụng và giao dịch trực tuyến), nhưng số liệu thống kê cho thấy dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng lên khá mạnh.
Thanh khoản cao, tín dụng tăng đều qua các tháng là động lực để ngân hàng thương mại tăng cường cho vay. Từ cuối quý III, nhiều gói tín dụng trị giá hàng nghìn tỷ đồng với chính sách hỗ trợ phù hợp và lãi suất ưu đãi đã được các ngân hàng triển khai.
Thị trường chứng khoán lấy lại đà phục hồi tích cực, hệ thống tài chính ổn định là những yếu tố thuận lợi để Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) đưa ra mức dự báo, mặt bằng lãi suất trong những tháng cuối năm sẽ ở mức thấp. Tuy nhiên, kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2015 khó khả thi nếu không điều chỉnh kịp thời về kỳ hạn và cơ chế lãi suất phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.