TPP-11 đổi tên mới và đạt được sự đồng thuận
Nhật báo, Mercurio Chile ngày 19/11 cho biết, Tổng thống Michelle Bachelet chiều hôm qua đã khẳng định, các nước thành viên của TPP đã cùng nhất trí tiếp tục thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định bất chấp sự phê phán và khước từ của Tổng thống đắc cử Donald Trump, sau khi tham dự cuộc họp đặc biệt do Tổng thống đương nhiệm Barack Obama mời và chủ trì để phân tích về tương lai của thỏa thuận.
Việc ông Donald Trump trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ đang khiến dư luận quan ngại về quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có thể có những thay đổi phức tạp, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được tân Tổng thống Hoa Kỳ ủng hộ sẽ tác động không thuận tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa tổ chức hội nghị tập huấn "Hội nhập quốc tế về kinh tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông" cho các các Bộ, ban, ngành, doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, truyền thông.
Sáng 29/7, Trung tâm Xúc tiến thương mại - Sở Công Thương Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Tận dụng cam kết cắt giảm thuế quan của các nước trong TPP; Quy tắc xuất xứ trong TPP để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Canada, và Peru” với sự tham dự của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp TP. Đà Nẵng và các doanh nghiệp đến từ 16 tỉnh thành tham gia EWEC Đà Nẵng 2016.
Cam kết về mua sắm Chính phủ trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trong những nội dung rất quan trọng. Theo đó, nguyên tắc chính của nội dung này là không có sự phân biệt đối xử giữa các nhà thầu trong TPP với nhau.
Ba mốc lớn đánh dấu mức độ hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới gồm: Ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (BTA) tháng 7/2000, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tháng 11/2006 và hiện đang hoàn thiện những bước cuối cùng để ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngoài việc giúp tăng trưởng kinh tế, “ba dấu mốc” trên còn đem đến cho Việt Nam một bước tiến dài trong cải cách thể chế, minh bạch hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đất nước đang mở cửa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Chính phủ đã và đang đàm phán trên 10 hiệp định thương mại tự do với mức độ cam kết và tự do hóa cao hơn các hiệp định CEPT/AFTA và WTO, cả về hàng hóa, dịch vụ và những lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng...
Năm 2015 đánh dấu những nỗ lực lớn của toàn ngành Công Thương trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) và ghi những dấu ấn hội nhập sâu rộng về hội nhập kinh tế quốc tế. Nhân dịp năm mới Bính Thân, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Công Thương về những kết quả ngành Công Thương đã đạt được trong năm 2015, tạo tiền đề cho năm 2016 - kỷ niệm 65 năm thành lập ngành.
Khi thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA), quy tắc xuất xứ là vấn đề gây trở ngại nhiều nhất cho doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã hoặc sắp ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ đến trong khoảng 5-7 năm tới. Nếu không biết tận dụng, doanh nghiệp sẽ bỏ qua “thời cơ vàng” để bứt phá.
Năm 2015, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại tự do với tổng thị trường chiếm tới 65% GDP toàn cầu. Nước ta đã trở thành điển hình của châu Á về hội nhập kinh tế quốc tế. Thành quả của quá trình hội nhập có đóng góp không nhỏ của cán bộ, công chức Vụ Chính sách thương mại đa biên.
Năm 2016 được dự báo sẽ nhiều thuận lợi hơn cho thủy sản xuất khẩu tại các thị trường mà Việt Nam đã và đang chuẩn bị ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên, những rào cản thương mại mới khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi, thích nghi..., nếu muốn đi đường dài.
Khi gia nhập các tổ chức thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp (DN) cơ khí Việt Nam sẽ gặp thách thức không nhỏ trong việc cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, thách thức bao giờ cũng đến cùng cơ hội, vấn đề là các DN cơ khí Việt có nắm bắt được hay không?
Đánh giá cao việc đàm phán thành công nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng ông Nguyễn Sỹ Cương- Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội – cho rằng, để tận dụng cơ hội, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Gạo Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn khi được hưởng hàng loạt ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã và sắp ký kết. Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội này, phải nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu gạo đủ mạnh.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, điển hình là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, năng suất lao động thấp đang là thách thức lớn trong hội nhập.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), hồ tiêu có nhiều lợi thế khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đặc biệt, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xếp hồ tiêu là 1 trong 11 mặt hàng xuất khẩu (XK) chiến lược khi Việt Nam gia nhập TPP.
Việc các nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa đồng loạt công bố toàn văn hiệp định đã phá vỡ thông lệ cũ trong đàm phán thương mại quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin và giúp người dân, doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn thờ ơ với các vấn đề sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, việc vi phạm có thể khiến họ bị giải thể hoặc phá sản trong thời gian tới nếu không tuân thủ các quy định của TPP.
Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố sau khi các Bên tham gia đàm phán đã hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý. Tuy nhiên, trước nhu cầu tìm hiểu thông tin rất lớn của người dân và doanh nghiệp, các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã quyết định công bố toàn văn Hiệp định TPP mặc dù thủ tục rà soát pháp lý vẫn chưa hoàn tất.
“Gia nhập TPP, ngành Chăn nuôi Việt Nam có 10 năm để chuẩn bị trước khi thuế xuất nhập khẩu về 0%”- Tiến sĩ Đoàn Xuân Trúc - Tổng thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam- khẳng định với phóng viên Báo Công Thương.
Hàng loạt khoản vốn mới đã được doanh nghiệp (DN) ngành Da giày đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu, tăng năng lực đáp ứng đơn hàng…
Ngay sau khi các nước thành viên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tuyên bố kết thúc đàm phán, nhiều thông tin cho rằng, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn…
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết đang đặt ra nhiều thách thức phải thay đổi cho tổ chức công đoàn nói chung và Công đoàn ngành Công Thương nói riêng. Trong đó, công tác tuyên truyền giáo dục là một trong những nội dung trọng tâm cần được quan tâm thường xuyên.
Cùng những yếu tố mang tính thương mại, hội nhập sâu sẽ có những vấn đề liên quan đến quyền của người lao động, tiêu chuẩn lao động, đoàn thể trong doanh nghiệp… Vai trò của công đoàn là hết sức quan trọng đồng hành cùng người lao động trong tiến trình hội nhập.
Vượt chặng đường dài sau hơn 5 năm đàm phán, quá trình đàm phán vừa kết thúc ở Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ đã mang tới nhiều hy vọng cho 12 nước thành viên, trong đó có Việt Nam về một khu vực thương mại tự do rộng lớn. Ở đó, hàng hóa và dịch vụ sẽ tự do lưu thông mà không phải chịu thuế, hạn ngạch hay các hàng rào kỹ thuật...
Bước vào thời kỳ hội nhập mới, Chính phủ đã đàm phán, ký kết trên 10 hiệp định thương mại tự do. Mới đây nhất, ngày 5/10, chính thức hoàn tất đàm phán Hiệp định TPP tại Atlanta (Hoa Kỳ) với 12 quốc gia, có số dân 780 triệu người, chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu.
Nếu được thông qua và thực hiện, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ không những giúp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Mỹ, mà còn là động lực để kinh tế Việt Nam vươn tới những tầm cao mới.
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ theo lời mời của Chính quyền Tổng thống Obama, ngày 7/7 và 8/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có cuộc gặp và làm việc với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - Đại sứ Michael Froman và Thứ trưởng điều hành Bộ Thương mại Hoa Kỳ - Andrew Bruce.