Trong kế hoạch đầu tư công năm 2025 với tổng hơn 3.000 tỷ đồng, sẽ dự kiến phân bổ hơn 1.961 tỷ đồng ngân sách để TP. Vinh trả nợ công trình.
Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã tán thành chủ trương sáp nhập toàn bộ thị xã Cửa Lò và điều chỉnh một phần huyện Nghi Lộc vào TP. Vinh.
Mùa du lịch biển 2023 tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) coi như đã kết thúc, đây cũng là lúc hàng loạt dự án chỉnh trang đô thị của Cửa Lò được triển khai biến nơi đây thành một “đại công trường” trước khi sáp nhập vào TP Vinh.
Báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An cho biết qua rà soát, kiểm tra các dự án chậm tiến độ triển khai, địa phương đã có quyết định chấm dứt hoạt động đối với 7 dự án.
Theo phản ảnh của nhiều hộ dân trong một số khu đô thị trên địa bàn TP. Vinh (tỉnh Nghệ An) người dân đã vào ở nhưng cơ sở hạ tầng chỉ là 'bánh vẽ'. Việc duy nhất của những khu đô thị này làm được đó là… phân lô bán nền, các hạng mục khác như công viên, hội quán, siêu thị… đều chưa thực hiện.
Sau khi nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, chiều 4/10 tại chốt vào đầu cửa ngõ tỉnh Nghệ An hàng trăm người từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chạy xe máy đi ra phía Bắc, trong số này không ít là lao động ở Nghệ An.
Đó là yêu cầu của ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An vào chiều tối ngày 22/8. Thời hạn là 7 ngày để chính quyền tỉnh này thực hiện xét nghiệm toàn thành phố Vinh.
Hiện Thành phố Vinh (Nghệ An) đã tạm dừng 9 khu chợ truyền thống do covid-19. Điều này đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của chuỗi cung ứng, bán lẻ trong thời gian qua, nhất là đối với các kênh bán lẻ truyền thống. Tại các khu chợ này, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ nhất là hàng hoá thực phẩm đang “thấp thỏm” trước diễn biến khó lường của dịch.
Người dân TP. Vinh (Nghệ An) đã được phát thẻ đi chợ luân phiên 3 ngày một lần, 5 thẻ vào chợ cho 15 ngày. Thẻ vào chợ có giá trị sử dụng 1 lần cho 1 chợ bất kỳ trên địa bàn thành phố.
Tỉnh Nghệ An đã đưa ra nhiều quy định, nhiều biện pháp mạnhđể có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động của chợ truyền thống nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.
Đảm bảo điện trong mùa nắng nóng luôn là một áp lực lớn đối với ngành điện. Những ngày này, nhiệm vụ đó lại càng khó khăn hơn khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều khu vực phải phong tỏa, giãn cách xã hội. Tuy nhiên với tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, Công ty Điện lực (PC) Nghệ An đang dốc sức thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo điện phục vụ người dân và công tác chống dịch COVID-19 tại địa phương.
Chủ trương ngầm hóa lưới điện, dây thông tin được tỉnh Nghệ An triển khai từ nhiều năm nay, bước đầu đã góp phần làm sạch nhiều "mạng nhện" từng gây bức xúc cho người dân. Tuy nhiên, ước mơ về một thành phố “không dây điện” treo lủng lẳng trên đầu, bảo đảm an toàn, tạo cảnh quan đô thị thì các ngành chức năng còn nhiều việc phải làm.
Sau khi uống nước miễn phí từ nhóm tiếp thị trước cổng trường, 9 học sinh Trường tiểu học Quang Trung (TP. Vinh - Nghệ An) có triệu chứng đau bụng, buồn nôn phải vào trạm y tế.
Theo Ban quản lý chợ Vinh, ngay từ sau tết Nguyên đán đến nay đã có trên 1 ngàn hộ kinh doanh đóng ki ốt vì hàng hoá ế ẩm, từ khi có dịch Covid-19.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm của người dân và khách du lịch, tối 2/10, Tp. Vinh - Nghệ An đã khai trương, đưa phố đêm Cao Thắng vào hoạt động.
Thực hiện Quyết định 1158/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thanh tra việc chấp hành các quy định bảo đảm An toàn thực phẩm dịp "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2019. Đoàn liên ngành đã tiến hành kiểm tra xử phạt nhiều cơ sở một trong số đó có các nhà hàng nổi tiếng ở thành phố Vinh (Nghệ An).
Tại Nghệ An từ sáng 14/10 đến nay trời mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa to đang gây ngập lụt nhiều tuyến đường giao thông, khu vực dân cư và đồng ruộng của người dân. Mưa lớn trên diện rộng và kéo dài tại TP Vinh và một số huyện đồng bằng, miền núi của Nghệ An đã gây ngập cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và gây cản trở giao thông.