Quý II/2022, các doanh nghiệp xuất khẩu đang bước vào cao điểm sản xuất và giao hàng cho các khách hàng. Tuy nhiên, tình trạng tăng giá cước vận tải và thời gian giao hàng trễ khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
So với cùng kỳ năm ngoái, cước vận chuyển đường biển theo hợp đồng dài hạn đã tăng 7% trong tháng 3/2022, tương đương mức tăng gần 97%. Tuy nhiên bên cạnh nỗi lo giá cước tăng, doanh nghiệp còn đối mặt với tình trạng thiếu container.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu ở Nghệ An, trong tâm dịch Covid-19 không chỉ cước vận chuyển container tăng cao, các dịch vụ logistics kèm theo đều đang gặp khó, khiến doanh nghiệp xuất khẩu trong thời điểm này càng làm càng lỗ.
Giá cước vận tải đường biển tăng giá phi mã, liên tục và không có lộ trình khiến doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Doanh nghiệp ngành hàng này đang đối diện nỗi lo đánh mất thị trường xuất khẩu trọng điểm, thậm chí đối mặt với nguy cơ phải phá sản.
Phần lớn doanh nghiệp (DN) dệt may ở Nghệ An đều "kín" đơn hàng hết năm nay nhưng lại đối diện nguy cơ thiếu lao động, tăng chi phí logistics.
Kể từ cuối tháng 3/2021, sự cố kênh đào Suez đã khiến tình hình thuê container căng thẳng trở lại. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang bất an bởi mọi chi phí từ giá thành đầu vào, logistics, thuê container đóng hàng xuất khẩu đều ở mức cao ngất ngưởng.
Đoàn công tác liên ngành của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương sẽ có chuyến kiểm tra giá vận chuyển container của 12 hãng tàu ngoại đang hoạt động tại Việt Nam về việc thực hiện quy định của pháp luật về giá cước, phụ thu ngoài giá và các vấn đề liên quan đến dịch vụ vận chuyển container bằng đường biển.
Dù Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản đề nghị các hãng tàu phải minh bạch thông tin về giá cũng như có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên song tới nay tình trạng tăng giá container vẫn diễn ra, khiến nhiều ngành hàng xuất khẩu rơi vào thế khó.
Tại Công văn số 4962/CHHVN-VTDVHH về việc giá cước vận tải container bằng đường biển, Cục Hàng hải Việt Nam đã đề nghị các hãng tàu biển container hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện nghiêm việc niêm yết giá.
Trước tình trạng thiếu container rỗng và các loại cước vận chuyển, phụ phí của các hãng vận tải biển tăng “phi mã” như thời gian vừa qua, tác động mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định, các doanh nghiệp (DN) vận tải biển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng phải có trách nhiệm chia sẻ và đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam. Trong đó có việc chia sẻ khó khăn về cước, phí vận chuyển.
Dù đã có những phản ánh về tình trạng thiếu container rỗng đóng hàng xuất khẩu từ tháng 10/2020 nhưng tới nay nhiều doanh nghiệp cho biết tình trạng vẫn chưa cải thiện, trái lại còn trầm trọng hơn khiến họ không dám ký đơn hàng mới. Bức xúc trước tình trạng này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị Chính phủ sớm vào cuộc để giúp họ sớm giải tỏa ách tắc, thông đường cho hàng hóa xuất khẩu.
Cho rằng có thể các hãng tàu bắt tay nhau đẩy cước phí lên cao trong bối cảnh nhà xuất khẩu cần container rỗng để đóng hàng, nhiều doanh nghiệp đề xuất các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc điều tra tình trạng này.
Việc thiếu container rỗng cho xuất khẩu kể từ đầu tháng 10 tới nay đang khiến kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đảo lộn bởi đơn hàng thì nhiều nhưng không thể giao kịp cho đối tác.