Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có văn bản trả lời Bộ Tài chính góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020. Theo VSA, nếu tăng thuế xuất khẩu phôi thép và giảm thuế nhập khẩu thép thành phẩm, một số nhà sản xuất thép trong nước có thể phá sản. Do đó, quan điểm của VSA là Chính phủ cần có chính sách nhất quán để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại, trong đó có mặt hàng thép trong thời gian qua là điều tất yếu, không thể tránh khỏi khi tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, hiện đang có xu hướng kiện chùm, kiện domino với nhiều mặt hàng xuất khẩu.
Một số sản phẩm thép của Việt Nam đang đối diện với nguy cơ không được loại trừ khi Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng biện pháp tự vệ chính thức sau ngày 3/2/2019.
Mặc dù, thị trường thép Việt phải đối mặt với không ít cạnh tranh nhưng sản lượng sản xuất và tiêu thụ vẫn có những bước tiến khá lớn, tạo tiền đề cho việc quy hoạch phát triển ngành thép bền vững trong thời gian tới.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thép khẳng định: Nếu tận dụng tốt thời gian 4 năm bảo hộ trước làn sóng tấn công của thép nhập khẩu giá rẻ, các doanh nghiệp Việt sẽ đủ sức làm chủ thị trường.
Mới đây, Cơ quan chống gian lận thương mại thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) cho biết, OLAF nghi ngờ có khả năng thép Trung Quốc đang giả danh thép Việt Nam để xuất khẩu vào EU nhằm tránh thuế chống bán phá giá. Trước thông tin này, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực vào cuộc để tìm hiểu chính xác thực trạng.
Vị trí địa lý thuận lợi, nhu cầu lớn, Campuchia đang được coi như thị trường hấp dẫn cho doanh nghiệp thép Việt Nam.
Thời gian qua, ngành thép Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là thép nhập khẩu giá rẻ, sức ép từ nguồn cung dư thừa và không ít vụ kiện phòng vệ thương mại khiến lượng thép xuất khẩu trong nước giảm mạnh. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Chu Đức Khải - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) về vấn đề này.
Mới đây nhất, Cục Ngoại thương (DFT) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan vừa thông báo quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép không gỉ nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ 3 của Thái Lan đối với ngành thép Việt Nam, là vụ thứ hai trong tháng 9/2015 sau vụ kiện chống bán phá giá tôn lạnh, tôn mạ màu.