Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã hoạt động trở lại, nhưng công suất chỉ khoảng 50- 80% so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 diễn ra. Những khó khăn về vốn, chi phí sản xuất tăng mạnh, logistics và cả vấn đề lao động khiến doanh nghiệp “khó khăn chồng chất khó khăn”.
Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, các tỉnh, thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP), đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 173 cơ sở.
Sau Tết Nguyên đán, nhiều loại hoa tươi giảm giá mạnh. Trên các hội, nhóm bán hàng online trên Facebook, Zalo, nhiều người buôn hoa rao bán “giải cứu” hoa ly với nhiều mức giá tùy vào giống ly, cành ngắn dài, xấu đẹp và màu sắc khác nhau.
Việc chuẩn bị Tết trong hoàng cung diễn ra từ rất sớm, ngay từ ngày mùng 1 tháng Chạp hàng năm bằng Lễ ban lịch năm mới cho các quan tại Điện Thái Hòa, gọi là Lễ Ban sóc.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng người lớn cần giáo dục con em mình về ý nghĩa của việc lì xì để trẻ nhỏ biết tôn trọng người đang chúc cho mình nhiều điều may mắn.
Đại sứ Hoa Kỳ Kritenbrink chia sẻ ông thích nhất bánh chưng Tết và kiến trúc của các đền chùa ở Hà Nội, Đại sứ Pháp Nicolas Warnery ấn tượng với Tết Việt đậm đà bản sắc dân tộc và sự sup họp gia đình.
Đúng thời khắc Giao thừa bước sang Xuân mới Tân Sửu 2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi lời chúc Tết tới đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Đêm giao thừa Tân Sửu, Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 1 điểm thích hợp với yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 và tường thuật trực tiếp phục vụ nhân dân đón Tết.
Sáng ngày 10/2 (tức ngày 29 Tết Tân Sửu), thị trường hàng hóa dồi dào, người tiêu dùng đi mua sắm khá đông tại cả chợ dân sinh và các siêu thị. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả tăng nhẹ tại một số mặt hàng như trái cây, rau xanh, thực phẩm....
Trong những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cận kề, thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong (huyện Thường Tín, Hà Nội) lại rộn ràng hơn bởi tiếng đục đẽo, tiếng máy tiện, máy phun sơn để kịp cho ra sản phẩm trâu gỗ cõng chuột, trâu đàn, trâu gia đình… phục vụ người dân đón Tết. Người dân ở đây thường bảo, “chăm” trâu gỗ cũng lắm công phu.
Cận Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dù đã đưa ra nhiều chương trình giảm giá hấp dẫn nhưng nhiều cửa hàng thời trang tại Hà Nội vẫn thưa thớt khách mua.
Để phục vụ người dân yên tâm mua sắm hàng hoá dịp Tết Nguyên đán trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra phức tạp. Chiều 5/2, đoàn khảo sát của Sở Công Thương Nghệ An đã tiến hành kiểm tra, tình hình cung ứng hàng hóa, giá cả thị trường tại các siêu thị, chợ, kho hàng trên địa bàn TP.Vinh (Nghệ An).
Tết Nguyên đán cận kề, thời điểm này sức mua của người tiêu dùng bắt đầu tăng nên các hệ thống bán lẻ cho biết đã tăng thêm giờ mở cửa, riêng các cửa hàng tiện lợi 24/7 sẽ hoạt động xuyên suốt không nghỉ để phục vụ nhu cầu mua sắm trong dịp Tết.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, sản xuất, kinh doanh. Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) ở Vĩnh Phúc đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, triển khai có hiệu quả các kế hoạch, nhờ vậy, đã góp phần giữ cho thị trường trong năm 2020 ổn định, không xảy ra những biến động bất thường.
Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại, chính quyền TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở ngành, doanh nghiệp và người dân tăng cường công tác phòng chống dịch trên diện rộng, đặc biệt là trong hoạt động mua sắm hàng hóa trong dịp Tết Tân Sửu 2021.
Tết Nguyên đán đang đến gần, những ngày này, các cấp công đoàn toàn tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều hoạt động tích cực chăm lo tết cho đoàn viên, người lao động. Những món quà ý nghĩa được trao đi với mong muốn mang đến cho người lao động khó khăn một cái Tết ấm áp hơn.
Ngày 27/1, Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung (thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Trung – EVNCPC) phối hợp với Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) tổ chức chương trình tặng quà Tết Tân Sửu 2021 cho bà con nhân dân xã A Roàng, huyện A Lưới.
Sau quyết định cấm chặt phá đào rừng để chơi Tết và yêu cầu tăng cường công tác quản lý, những cành đào rừng dám tem truy xuất nguồn gốc đầu tiên đã xuất hiện trên các con phố ở Hà Nội.
Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần, thị trường đồ trang trí lại nhộn nhịp với các mặt hàng phục vụ Tết đang bước vào mùa mua sắm sôi động nhất trong năm. Dù dịp Tết năm nay diễn ra thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng thị trường Tết ở Hà Nội những ngày này khá nhộn nhịp.
Đến thời điểm này, các đơn vị, doanh nghiệp (DN) bán lẻ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã chuẩn bị đầy đủ lượng hàng hóa thiết yếu và cam kết giữ ổn định giá từ nay đến hết mùa cao điểm mua sắm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Mưa lũ kéo dài khiến việc trồng hoa Tết của người dân tại xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn. Những ngày này, người trồng hoa tại đây tất bật chăm sóc cho hàng chục nghìn chậu cúc để kịp cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán.
Thực hiện chỉ đạo của Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC), ngành điện Thừa Thiên Huế đã triển khai các biện pháp đảm bảo cung cấp điện phục vụ các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng như Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Tập trung chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã triển khai hoạt động “Tết Sum vầy - Kết nối yêu thương” với các hoạt động hướng đến đoàn viên và NLĐ nhằm tạo đợt hoạt động cao điểm để tổ chức công đoàn và toàn xã hội chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, NLĐ nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Năm nay, nhu cầu mua sắm nông sản, đặc sản vùng miền của người tiêu dùng tăng cao, khiến thị trường trở nên sôi động.
Gần 1 tháng nữa đến Tết Nguyên đán, Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, không để thiếu hàng, sốt giá, bình ổn thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa quyết định chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai năm 2020 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với mức chi hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
Trên địa bàn Nghệ An, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng luôn diễn biến phức tạp, nhất là vào thời điểm cuối năm. Dịp cận Tết Tân Sửu 2021 này, lực lượng 389 Nghệ An đã chỉ đạo các đơn vị, nghiệp vụ tăng cường tuần tra kiểm soát, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để chốt chặn, bắt giữ, không để hàng lậu tuồn vào thị trường nội địa…
Tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại lượng người mua sắm tiêu dùng trong dịp tết tăng cao, đồng nghĩa với tiềm ẩn nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trong cộng đồng. Việc nâng cao cảnh giác đề phòng dịch covid-19 quay trở lại được chính quyền và doanh nghiệp Đà Nẵng cùng quan tâm.
Gần đến Tết Nguyên đán, việc vận chuyển, buôn bán pháo lậu có chiều hướng gia tăng và “nóng” hơn bao giờ hết. Điều này đòi hỏi các lực lượng chức năng luôn phải tập trung, tăng cường nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh các đối tượng buôn pháo lậu.
Tại Hà Tĩnh, thị trường hàng hoá phục vụ Tết bắt đầu nhộn nhịp dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán. Điều này khiến khá nhiều người tiêu dùng lo ngại thực phẩm bẩn đội lốt hàng đảm bảo nhan nhản tuồn ra thị trường. Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 12/2020, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã đồng loạt ra quân, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên địa bàn.