Nguồn cung giảm do bão Yagi và sẽ còn hao hụt do dịch bệnh, việc tái đàn trở lại phục vụ dịp Tết 2025 là thách thức, đẩy giá heo hơi tăng lên.
Dịp Tết Nguyên đán, sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20%, trong đó tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Hiện, người chăn nuôi đã tự tin hơn khi tái đàn, bước đầu đảm bảo tốt các nhu cầu thực phẩm trong nước, đặc biệt là từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Sau chuỗi ngày dài giảm, giá lợn hơi đã tăng trở lại, tuy nhiên, mức tăng ghi nhận ở mức thấp, lực mua yếu. Người chăn nuôi vẫn thận trọng trong việc tái đàn.
Giá lợn hơi nhiều địa phương tại Nghệ An hiện giảm từ 2.000-4.000 đồng mỗi kg so với tuần trước, xuống quanh mốc 55.000-60.000 đồng/kg, thấp nhất 2 năm qua.
Hiện nay, giá thịt lợn hơi trên thị trường Miền trung vẫn tiếp tục tăng theo trên đà tăng chung của cả nước. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh đã lên 73.000 – 75.000 đồng/kg và nhiều dự báo cho thấy sẽ đạt mốc 80.000 đồng/kg trong những ngày tới do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Dịch tả lợn châu Phi tái phát tại các địa phương ở Nghệ An và có nguy cơ tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới.
Trong khi, giá lợn hơi hôm nay 10/8 hầu như không có điều chỉnh mới tại các tỉnh phía Bắc thì tại miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam giá lợn hơi một số nơi điều chỉnh giảm nhẹ.
Giá lợn hơi hôm nay 8/8 giảm nhẹ tại nhiều địa phương trên cả nước. Chăn nuôi sinh học còn gặp khó khăn ở các nông hộ và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nên việc tái đàn còn gặp nhiều khó khăn.
Giá lợn hơi hôm nay 5/8 tiếp tục giảm nhẹ ở một số địa phương trên toàn quốc.
Giá lợn hơi hôm nay 3/8 ghi nhận mức giảm từ 1.000 đồng - 3.000 đồng ở một số địa phương trên địa bàn các tỉnh miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến cuối năm nay “cung – cầu” thịt lợn mới có thể cân bằng.
Giá lợn hơi hôm nay (29/7) tại khu vực miền Bắc tăng giảm trái chiều, còn tại một số tỉnh thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên, khu vực miền Nam giá lợn hơi giảm.
Ngày 2/6/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có gửi Công văn số 3671/BNN-CN đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố, chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp triển khai các giải pháp tối ưu nhất để tái đàn và tăng đàn, đảm bảo nguồn cung thịt lợn.
Theo khảo sát của Sở Công Thương Lâm Đồng, giá thịt heo hơi hiện rất cao, gây sức ép rất lớn tới người tiêu dùng. Cụ thể giá heo hơi được bán ra tại địa phương trong tỉnh từ 97 - 98 nghìn đồng/kg, mà rất khan hàng. Việc tái đàn sẽ là mấu chốt của việc bình ổn thị trường thịt heo hiện nay.
Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng giá heo hơi vẫn tiếp tục tăng và cán mốc 100.000 đồng/kg. Trong các giải pháp nhằm kéo giảm giá thịt heo, tập trung tái đàn, tăng đàn đang được ngành chăn nuôi xem là khả dĩ nhất và được gấp rút thực hiện.
Tại Nghệ An, ngay từ đầu tháng 5 giá thịt lợn hơi đột ngột tăng cao, lên mức 98.000 -100.000 đồng/kg, là mức giá cao nhất từ trước tới nay, vượt mức giá đỉnh điểm trước Tết. Chậm tái đàn, thiếu nguồn cung khiến giá thịt lợn khó giảm.
Cung cầu thịt lợn mất cân đối khiến giá thịt lợn trên thị trường vẫn tăng. Tuy nhiên, nếu không thực hiện nhanh, hiệu quả việc tái đàn, Việt Nam sẽ mất một góc thị phần của ngành hàng quan trọng trị giá 10 tỷ USD.
Tại Nghệ An, giá thịt lợn vẫn ở mức cao. Theo các thương lái, nguyên nhân khiến giá thịt lợn hơi tăng cao trở lại do lượng lợn xuất chuồng hạn chế. Còn theo các trang trại chăn nuôi thì do giá lợn giống đắt gấp 2-3 lần so với trước dịch và còn khan hiếm nên người chăn nuôi tái đàn gặp không ít khó khăn.
Cùng với việc đề xuất đẩy mạnh tái đàn, hiện Bộ Công Thương và các Bộ ngành đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng thịt lợn hợp lý tại các nước xuất khẩu nhằm giảm áp lực lên nguồn cung, kéo giá thịt lợn xuống mức hợp lý.
Với mức giá xuất chuồng 75.000 đồng/kg lợn hơi thì các doanh nghiệp vẫn lãi rất cao. Do đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tất cả các doanh nghiệp lớn mang tính chất giá tham chiếu định hướng phải giảm giá xuống mức thấp hơn nữa.
Tại Nghệ An, giá lợn giữ ổn định ở mức 70.000 - 75.000 đồng/kg trong vòng nửa tháng, nhưng vài ba ngày trở lại đây thì thịt lợn bất ngờ tăng giá mạnh lên gần 90.000 đồng/kg. Theo cả người chăn nuôi và thương lái, dấu hiệu tăng giá đợt này sẽ khó hạ nhiệt vì nguồn cung đang khan hiếm.
Mặc dù các doanh nghiệp chăn nuôi lợn đang cố gắng duy trì nguồn cung bình thường, tuy nhiên do nhu cầu lớn mà nguồn lợn trong dân sụt giảm mạnh nên thị trường thịt lợn vẫn biến động mỗi ngày.
Giá lợn hơi ĐBSCL liên tiếp tăng cao, có nơi lên đến 68.000 đồng/kg, khiến người nuôi khó cưỡng lại việc tái đàn dù ngành chức năng liên tiếp đưa ra cảnh báo vì cả vùng chưa hết dịch tả lợn châu Phi. Tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Cà Mau nhiều hộ dân tự mua lợn về nuôi.
Để phát triển sản xuất chăn nuôi ổn định, hiệu quả, bền vững, hạn chế thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi gây ra, đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn cho người dân,… mới đây, UBND Thành phố đã có văn bản số 2933/UBND-KT yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi lợn, trang trại chăn nuôi… không tái đàn tại các cơ sở chăn nuôi đã bị bệnh dịch tả lợn châu Phi trong thời gian dịch bệnh chưa được khống chế.
Sau nhiều năm thịt heo ế dài, hiện tại giá thịt heo đang ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm vì khan hiếm nguồn cung. Giá heo tăng, trong niềm vui có lãi, người chăn nuôi lại đang băn khoăn việc nên hay không nên tái đàn để đón đầu thị trường hàng Tết sắp tới.