Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội liên tiếp ra quân kiểm tra, tạm giữ nhiều vụ kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn Thủ đô.
Liên tiếp các vụ ngộ độc rượu trên toàn quốc gần đây tiếp tục cảnh báo người tiêu dùng về hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng rượu không rõ nguồn gốc.
Chiều 6/3, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện và thu giữ 540 lít rượu thủ công không rõ nguồn gốc tại 166 phố Triều Khúc -Tân Triều - Thanh Trì.
Bộ Tài chính đang đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong ngành xin giãn thời gian thực hiện.
Đồ uống có cồn phi chính thức và bất hợp pháp hiện chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn nguyên chất được tiêu thụ tại Việt Nam, gây nhiều hệ lụy.
Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, tạm giữ 510 lít rượu thủ công, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại xã Tân Triều, Thanh Trì.
Quản lý thị trường Hà Nội tiếp tục xác minh làm rõ gần 1.000 lít rượu không rõ nguồn gốc tại 02 căn hộ chung cư thuộc khu đô thị mới An Hưng - Hà Đông.
Ngày 14/1/2022, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp với Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đồng tổ chức Hội thảo tổng kết chương trình “Nâng cao năng lực quản lý sản xuất rượu thủ công” thí điểm tại tỉnh Ninh Bình năm 2020-2021. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, lãnh đạo VBA, các chuyên gia, các Hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành.
Để quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đối với mặt hàng rượu, nhất là với rượu tự nấu thủ công, phải có sự phối hợp chặt giữa Bộ Y tế và Bộ Công Thương trong chỉ đạo cấp cơ sở thực hiện nghiêm việc quản lý các hộ nấu rượu dân doanh, công ty sản xuất rượu, sản xuất cồn công nghiệp… cũng như kiểm soát tốt đầu ra sản phẩm.