Theo nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong năm nay do lạm phát giảm bớt và nền kinh tế Mỹ tăng tốc.
Ngày 9/2, ASEAN và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã ký Bản ghi nhớ (MOU) kết hợp với Hội nghị Bộ trưởng Đông Nam Á của OECD.
Ngày 01/12, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố dự báo mới nhất, cho biết biến thể Omicron của Covid-19 có nguy cơ gia tăng sự mất cân bằng đang làm chậm tăng trưởng và thúc đẩy lạm phát, đồng thời trì hoãn sự trở lại bình thường của nền kinh tế thế giới.
Các nền kinh tế ASEAN có thể cải thiện hơn 4,5 tỷ USD mỗi năm nếu các chính phủ khu vực khuyến khích cạnh tranh công bằng và minh bạch trong lĩnh vực logistics. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, đây là một ước tính thận trọng chưa tính đến việc tăng việc làm, giảm rào cản gia nhập thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại xuyên biên giới được cải thiện và các tác động lan tỏa có lợi khác.
Theo nhận định trong Báo cáo Tổng quan về các chính phủ Đông Nam Á, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 10/9/2019, Chính phủ các nước Đông Nam Á đang tăng cường cấu trúc quản lý nhà nước và năng lực thể chế để cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người dân.
Ngày 21/5, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã cắt giảm dự báo cho nền kinh tế thế giới, kêu gọi các chính phủ giải quyết các tranh chấp thương mại trước sự bùng nổ mới nhất trong cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có nguy cơ tác động mạnh vào tăng trưởng toàn cầu.
Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố, nền kinh tế toàn cầu đang chịu đựng nhiều hơn mong đợi từ các căng thẳng thương mại và sự không chắc chắn về các vấn đề chính trị đang cản trở triển vọng kinh tế, đặc biệt ở châu Âu.
Theo dự báo mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), công bố ngày 22/11, trong bối cảnh các tranh chấp thương mại kéo dài và lãi suất đang tăng, nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong năm tới.
Danh sách 21 quốc gia được gọi là “thiên đường trốn thuế” đang đe dọa nỗ lực quốc tế chống lại tình trạng trốn thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố ngày 16/10.