Philippines vừa ban hành kết luận vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với nhựa mật độ thấp (LLDPE). Theo đó, Ủy ban Thuế quan Philippines kết luận không có sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra vào Philippines.
Hơn 100 quốc gia trên thế giới tiến tới thực hiện những bước đầu tiên nhằm thiết lập một hiệp định toàn cầu mang tính lịch sử để giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa. Nhựa đã được tìm thấy trong băng biển Bắc Cực, bụng cá voi và bầu khí quyển của Trái đất, và các chính phủ đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc đoàn kết hành động chống lại thảm họa này.
Ô nhiễm nhựa không bắt đầu và kết thúc ở một hay vài quốc gia nhất định mà cần toàn thế giới chung tay để giải quyết triệt để vấn đề này. Nền kinh tế tuần hoàn trong quản lý nhựa sẽ giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, đồng thời mang lại những tác động kinh tế và xã hội tích cực.
Ô nhiễm nhựa là vấn đề có thể khắc phục được nhưng cần có một kế hoạch hành động. Vì vậy, Unilever đang cùng các doanh nghiệp khác kêu gọi việc thực hiện một hiệp ước của Liên Hiệp Quốc để giải quyết vấn đề này trên quy mô toàn cầu.
Theo tính toán của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, nếu tăng thuế nhập khẩu từ 3% lên 6% thì các doanh nghiệp nhựa trong nước sẽ phải gánh thêm một khoản chi phí khổng lồ hàng ngàn tỷ đồng. Khi đó hệ quả là giá thành sản phẩm tăng, không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu từ các nước trong khu vực.
Dự án “Định nghĩa lại rác thải nhựa – ReForm Plastic” với việc biến rác thải nhựa trở thành tài nguyên, tăng vòng tuần hoàn sử dụng của nhựa bước đầu thành công, sản phẩm tái chế được đón nhận, đang mở ra cơ hội, triển vọng giải quyết bài toán rác thải nhựa cho TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam)
Phát triển bền vững ngành công nghiệp nhựa theo mô hình kinh tế tuần hoàn, là một hướng đi mang lại lợi ích lớn về kinh tế cũng như môi trường. Tuy nhiên, năng lực thu gom và tái chế nhựa tại Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, cần có các chính sách thích hợp để khuyến khích thu gom và tái chế nhựa.
Dow và Thong Guan, một trong những nhà sản xuất màng bọc nhựa hàng đầu thế giới, đã cho ra mắt dòng sản phẩm mới sử dụng nhựa polyethylene sinh học (nhựa PE sinh học) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Túi nilon, bao bì nhựa khó phân hủy đang là vấn nạn môi trường toàn cầu. Việc biến rác thải nhựa thành vật liệu giao thông được xem là giải pháp tối ưu cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Từ ngày 16 đến 20/01/2020, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực quảng bá sản phẩm, gặp gỡ đối tác trong các lĩnh vực nhựa, các sản phẩm từ nhựa, và các sản phẩm từ khoáng sản như đá Hoa Cương, đá Cẩm Thạch và bột đá siêu mịn phục vụ trong ngành sơn, hóa chất và phụ gia công nghiệp trong khuôn khổ Hội chợ về nhựa và sản phẩm PLASTIVISION INDIA 2020 lần thứ 11 diễn ra Trung tâm triển lãm Bombay, bang Maharashtra, Ấn Độ.
Được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và một số Bộ, ban ngành khác, sáng ngày 27/11, Triển lãm quốc tế lần thứ 8 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành nhựa và cao su Việt Nam đã thức thức diễn ra tại Hà Nội.
The Ocean Cleanup – một tổ chức phi lợi nhuận vừa chính thức khởi động dự án mới với mục tiêu ngăn chất thải nhựa đổ ra đại dương.
Từ ngày 27 – 29/11/2019 tới đây, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ, nguyên phụ liệu và Thiết bị máy móc ngành nhựa và cao su Việt Nam.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 231/KH-UBND về phòng, chống rác thải nhựa và túi ni lông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn Thành phố. Theo kế hoạch, đến 31/12/2020 hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng bằng nhựa trên địa bàn.
Trước lượng nhựa tiêu thụ bình quân toàn ngành đang có xu hướng ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh; nhằm tránh các tác hại của chất thải nhựa… Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị số 08/CT – BCT về việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương.
Nhiều quốc gia đang hướng đến loại bỏ sử dụng các sản phẩm từ nhựa trong đó có Việt Nam. Từ đầu tháng 6 năm nay, Việt Nam đã và đang huy động sự tham gia mạnh mẽ của cả xã hội vào phong trào chống rác thải nhựa, phấn đấu đến năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Hưởng ứng chiến dịch vì môi trường, nhiều khu nghỉ dưỡng và khách sạn tại Việt Nam đang nỗ lực trong việc nói không với việc sử dụng nhựa.
Các ý kiến tham luận tại cuộc Tọa đàm trực tuyến “Thực trạng và giải pháp xử lý rác thải nhựa tại Việt Nam”, diễn ra ngày 10/6/2021, do Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chuyên trang Quản lý môi trường thuộc Tạp chí Môi trường đô thị, phối hợp với Công ty Infoma Markets tổ chức, cho thấy, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam vẫn gia tăng, trong khi công tác quản lý, thu gom, xử lý còn nhiều nan giải cần phải quan tâm giải quyết.
Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, tác động khó khăn đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành nhựa, Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), mới có văn bản gửi Thủ tướng và các Bộ, ngành liên quan, kiến nghị nhiều vấn đề, trong đó có việc bổ sung doanh nghiệp ngành nhựa vào nhóm các ngành sản xuất được ưu tiên tiêm vắc xin.