Năm 2022, Trung Quốc có thể sẽ xem xét nhập khẩu chanh leo Việt Nam. Việt Nam cũng đang đề nghị phía Nhật Bản sớm cấp phép nhập khẩu nhãn tươi Việt Nam trong 2022 này. Xuất khẩu trái cây thêm nhiều cơ hội từ thị trường nhập khẩu nếu đáp ứng được các yêu cầu về kiểm soát mã số vùng trồng và không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Năm nay, TP. Chí Linh có khoảng 740ha nhãn, sản lượng ước đạt 4.000 tấn. Dự kiến, sản lượng nhãn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi các thị trường "khó tính" như EU, Mỹ, Australia, New Zealand... đạt khoảng 250 tấn.
Dịch Covid-19 khiến đầu ra cho trái nhãn nói riêng và sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng nói chung gặp nhiều khó khăn. Kết nối, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và vào hệ thống siêu thị giúp đường đi của trái nhãn và nông sản hàng hóa các địa phương này bớt nhọc nhằn.
Trong tổng số 388 đầu mối đăng ký qua Tổ công tác 970, sản lượng nông sản hàng hóa có thể cung cấp đến ngày 31/7/2021 dồi dào và đang có dấu hiệu thừa nhóm hàng trái cây, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản.
Dù có tiềm năng xuất khẩu lớn nhưng bảo quản thế nào để giữ được độ tươi, ngon của trái nhãn khi tới tay người tiêu dùng tại các nước nhập khẩu lại là bài toán khó của doanh nghiệp.
Chiều 16/7, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với nhiều tổ chức kinh doanh, Thương vụ Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu nhãn quan trọng của Việt Nam tổ chức Phiên tư vấn trong khuôn khổ Hội nghị “Giao thương trực tuyến quốc tế sản phẩm nhãn Việt Nam năm 2021”.
Niên vụ 2021, số lượng vải của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tăng tới 750% so với niên vụ năm ngoái, doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn lặp lại kỳ tích này với trái nhãn tươi của Việt Nam.
Ngày 15/7, “Hội nghị Kết nối cung cầu tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021” đã được tổ chức với 72 điểm cầu, trong đó 12 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong nước và 60 điểm cầu tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
25 tấn xoài tượng da xanh của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vừa được Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Rồng Đỏ (TP. Hồ Chí Minh) và Công ty TNHH TM&DV Trường Mai (Sơn La) thu mua, đóng gói xuất khẩu sang thị trường Australia.
Xoài, nhãn Sơn La đã và đang bước vào thời vụ thu hoạch. Nỗi lo chực chờ bởi dịch Covid-19 trên cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, trực tiếp ảnh hưởng đến việc kết nối, tiêu thụ, xuất khẩu và lưu thông sản phẩm. Thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến qua livestream được đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp người trồng được mùa được giá.
Năm 2020, dù chịu tác động của dịch Covid-19 khiến đầu ra của sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại của ngành công thương Hưng Yên đã góp phần thiết thực giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, kết nối với các nhà sản xuất, phân phối trong cả nước, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông sản, thực phẩm của tỉnh.
Hiện, hầu hết các nhà vườn tại Hưng Yên và Hà Nội, nhãn đã vào cuối vụ thu hoạch. Sản lượng tại các nhà vườn hiện chỉ còn khoảng từ 10-20%. Giá nhãn vẫn ổn định ở mức thấp.
Cho thu hoạch từ ngày 20/8-25/9, sản lượng nhãn chín muộn của Hà Nội năm 2020 đạt 13.000 tấn, cao hơn năm ngoái. Do tác động của dịch Covid-19, đầu ra của nhãn cũng gặp nhiều khó khăn. Thị trường nội địa vẫn là trọng tâm trong tiêu thụ cho trái nhãn trong mùa vụ này.
Đến thời điểm này, Hưng Yên đã tiêu thụ được khoảng 18.000 tấn nhãn (chiếm 30%). Tuy nhiên, vụ thu hoạch nhãn Hưng Yên đúng vào dịp dịch Covid-19 bùng phát trở lại, tiêu thụ dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn.
Với việc củng cố và phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, Hưng Yên hướng đến mục tiêu tạo đầu ra ổn định cho trái nhãn nói riêng và nông sản của tỉnh nói chung.
Cùi dày, trái to, cơm khô và có hương vị đặc trưng của nhãn miền Bắc, lần đầu tiên gần 1 tấn nhãn muộn của Hà Nội đã thông quan thành công tại thị trường Australia. "Ngày nhãn Việt Nam tại Australia" cũng được diễn ra ngay sau đó (ngày 9/9), hứa hẹn mở ra cơ hội mới cho trái nhãn Việt cũng như ngành rau quả xuất khẩu (XK) của Việt Nam nói chung.
Sáng 6/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội phối hợp với UBND huyện Hoài Đức tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại, tiêu thụ và xuất khẩu nhãn chín muộn Hà Nội và Lễ công bố nhãn chín muộn Hà Nội xuất khẩu đi Australia năm 2019.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia đã chính thức công bố các điều kiện nhập khẩu quả nhãn tươi từ Việt Nam vào Australia.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày rằm tháng 7, hay còn được gọi là lễ Vu Lan báo hiếu, thời điểm này, tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống, nhiều mặt hàng trái cây được bày bán, trong đó, các đặc sản địa phương như nhãn lồng Hưng Yên, na Lạng Sơn… hút khách người tiêu dùng Thủ đô.
Sáng ngày 9/8, Tuần lễ Nhãn lồng Hưng Yên do UBND tỉnh Hưng Yên phối hợp cùng siêu thị Big C Thăng Long – thành viên của Tập đoàn Central Group Việt Nam chính thức khai mạc. Tuần lễ được diễn ra từ ngày 9/8-15/8 tại 17 siêu thị Big C và GO! khu vực miền Bắc.
Sáng 19/7, tại Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Sơn La phối hợp với Siêu thị Big C Thăng Long tổ chức tuần lễ “Nhãn và nông sản tỉnh Sơn La năm 2019”. Với vị thơm, ngọt đặc trưng, sau nhiều năm quảng bá đến người tiêu dùng Thủ đô, trái nhãn Sơn La đã trở thành một trong những sản phẩm địa phương được người dân Thủ đô ưa chuộng.
Đây là con số được đưa ra tại Hội nghị Nhãn, vải quốc tế lần thứ 6, do Viện Nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Hội Nghề vườn quốc tế (ISHS) tổ chức sáng nay (7/6), tại Hà Nội.
Ngày 20/8, Tuần lễ Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018 đã được khai trương tại siêu thị LotteMart. Đây là sự kiện cuối cùng trong chuỗi 4 sự kiện quảng bá và tiêu thụ nhãn và nông sản Sơn La tại Hà Nội.
Trước thông tin nhãn xông lưu huỳnh do một trang điện tử thông tin, ông Nguyễn Văn Doanh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên khẳng định, không có chuyện nông dân trồng nhãn xông trái nhãn vào lưu huỳnh để bảo quản, làm đẹp vỏ.
Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn Sơn La năm 2018 vừa được UBND tỉnh Sơn La tổ chức tại showroom Trung tâm trải nghiệm hoa quả - Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là cơ hội để trái nhãn nói riêng và nông sản Sơn La đến gần hơn với người tiêu dùng Trung Quốc, tăng lượng xuất khẩu (XK) chính ngạch.
Dự kiến từ tháng 7 đến tháng 9/2018, hai địa phương trồng nhãn lớn nhất miền Bắc là Sơn La và Hưng Yên sẽ tổ chức nhiều sự kiện quan trọng nhằm xúc tiến tiêu thụ nhãn niên vụ 2018.