Ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu hơn 40 tỷ USD nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu và mong muốn tìm giải pháp khắc phục.
Triển lãm quốc tế hàng đầu về nguyên liệu thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam - Fi VietNam 2024 đã quy tụ 174 doanh nghiệp và 8.424 khách tham quan.
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tổ chức Hội thảo trao đổi nghiệp vụ kinh doanh, vận chuyển dầu thô/nguyên liệu trung gian cho NMLD Dung Quất.
Tỉnh Gia Lai kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt vị trí đất xây dựng trung tâm logistic tại huyện Đak Đoa.
6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã chi 2,56 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 9,6% so với 6 tháng đầu năm 2023.
Thay vì thải bỏ như hiện nay, nhiều DN Việt đang hướng đến tái chế rác thành nguyên liệu đầu vào cho sản xuất để tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải nhà kính.
Nguyên liệu bánh trung thu làm trong kho ẩm thấp, chỉ bán online để né QLTT
Nghiên cứu công nghệ ứng dụng enzyme trong sản xuất collagen từ nguồn sứa biển Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thế giới.
Thiếu hụt về lượng cung gỗ nguyên liệu có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa các quốc gia nhập khẩu, trong đó có Việt Nam. Trong tương lai tiếp cận với nguồn gỗ nhập khẩu có thể sẽ khó khăn, cùng với giá gỗ đang có chiều hướng tăng cao.
Tạo nguồn gỗ nguyên liệu trong nước phục vụ tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu sẽ góp phần thúc đẩy ngành phát triển bền vững trong tương lai. Để làm được điều này đòi hỏi các cơ chế, chính sách về liên kết chuỗi và đất đai cần có những thay đổi mang tính đột phá.
Năm 2021, Việt Nam chi gần 5 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường chủ đạo đều tăng so với năm 2020.
Bước vào mùa cao điểm phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dưới sức ép chi phí nguyên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, các đơn vị sản xuất thực phẩm truyền thống tại TP. Đà Nẵng cho biết sẽ cố gắng tiết giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thêm đầu ra để tăng sản lượng, từ đó giữ giá ổn định.
Dù là quốc gia nông nghiệp, nhưng 10 tháng đầu năm 2021, Việt Nam chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên và mang lại cơ hội lớn hơn cho các nhà xuất khẩu ngô và phụ phẩm lên men (DDGS)….
9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt xấp xỉ 6,2 tỷ USD. Sau khi điều chỉnh 2 lần về con số tính toán dựa trên nguồn nguyên liệu và lao động, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy Việt Nam (VASEP) nhận định, năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản dự kiến sẽ đạt 8,4 tỷ USD.
Thông qua triển khai đề tài “Nghiên cứu chế tạo xúc tác cracking công nghiệp trên cơ sở zeolite Y và zeolite ZSM-5 đa mao quản”, TS. Vũ Xuân Hoàn và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã bước đầu giải được bài toán giúp Nhà máy lọc dầu Dung Quất vừa xử lý được nguyên liệu dầu thô đầu vào chất lượng thấp nhưng vẫn có sản phẩm đầu ra đạt chất lượng cao và gia tăng lợi nhuận.
Mặc dù hoạt động sản xuất thủy sản vẫn đang duy trì nhưng giá cá tra giống rất thấp, giá cá tra thương phẩm giảm kéo dài; giá tôm cũng giảm gần đây nên không kích thích tái sản xuất. Nếu tình hình này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu thủy sản cuối năm.
Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực chế biến, chế tạo nói riêng phụ thuộc lớn vào nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu... Nếu không có biện pháp khắc phục tồn tại này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung trong dài hạn.
Trong tháng 6/2021, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã có xu hướng giảm so với tháng 5/2021, tuy nhiên, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo, giá TĂCN sẽ còn 2 đợt tăng nữa với tổng mức tăng khoảng 5% trước khi đi vào ổn định.
Sau 700 năm vang bóng, giờ nghề đóng tàu thuyền ở làng nghề Trung Kiên Nghi Thiết, Nghi Lộc (Nghệ An) đang khó khăn từ nguồn vốn, nguyên liệu cho tới nguồn hàng... nhưng những người thợ của làng nghề vẫn cần mẫn, kiên trì dẻo dai duy trì nối nghiệp cha ông.
Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong tháng 3/2021, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 137 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong quý I/2021 lên 336 triệu USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ.
Thoả thuận cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa Việt Nam- Hàn Quốc ký kết được cho là giải pháp giúp dệt may Việt Nam sớm tận dụng được ưu đãi trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA). Tuy nhiên điều này là chưa đủ, bởi giá thành cao và không giải quyết được căn cơ bài toán phát triển bền vững.
Hiện tại Đồng Nai là một trong những địa phương thu hút được nhiều nhà đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), với 605 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, sau khi dịch Covid-19 xảy ra, nguy cơ thiếu nguyên liệu phụ trợ sản xuất công nghiệp rất lớn.
Để hạt gạo Việt vào được thị trường Liên minh châu Âu (EU) theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), chúng ta phải vượt qua những rào cản khắt khe về chất lượng sản phẩm với các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, đồng thời bản thân từng doanh nghiệp (DN) cần trung thực trong sản xuất.
Sau một thời gian sụt giảm do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, từ đầu tháng 4/2020 đến nay, giá tôm nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đang dần tăng trở lại, mở ra kỳ vọng thuận lợi cho sản xuất vụ tôm mới.
Chiều 8/4, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chuẩn bị nội dung cho Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã báo cáo sơ bộ những giải pháp của Bộ Công Thương và nêu nhiều kiến nghị xác đáng với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều ngành sản xuất trong nước đang phải đối mặt với khó khăn về nguồn cung nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào, đặc biệt là các doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT).
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU tổng giá trị hàng hoá đạt giá trị trên 16 tỷ USD, trong đó nhóm hàng chủ lực là dệt may, giày dép. Tuy nhiên, cùng với việc khan hiếm nguyên liệu đầu vào và các biện pháp hạn chế giao thương nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 nên những ngành sản xuất xuất khẩu này chắc chắn sẽ chịu áp lực lớn, thậm chí sẽ chịu sự sụt giảm mạnh về kim ngạch trong thời gian tới nếu không có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời.
Trước tác động từ dịch Covid-19 ảnh hưởng xuất khẩu sản phẩm đến thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp nông - thủy sản Nghệ An đang nỗ lực mở rộng thị trường, từng bước nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu có xu hướng chậm lại do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đồng Nai đã đưa ra nhiều giải pháp để bảo đảm kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2020 đạt 21,7 tỷ USD.
Sử dụng xúc tác FCC (Fluid Catalytic Cracking) thải của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất làm nguyên liệu để sản xuất gạch không nung (GKN) đã mở ra hướng đi mới trong việc xử lý loại chất thải này, góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường. Đây là thành quả sau hơn một năm nghiên cứu của Viện Dầu khí Việt Nam cùng Công ty Gạch ống không nung Ngôi Sao Bình Dương.