Ngày thứ hai trong chuyến công du của Bộ trưởng Thương mại Mỹ tới Trung Quốc, hai bên đã tuyên bố thiết lập các cơ chế mới để giải quyết các vấn đề thương mại.
Thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" giữa Mỹ và Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 14/2/2020. Là một phần của thỏa thuận này, Trung Quốc đồng ý thực hiện cải cách cơ cấu, mở cửa các dịch vụ tài chính và tăng cường sở hữu trí tuệ.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai mới đây đã đưa ra tín hiệu về việc Mỹ và Trung Quốc sắp tổ chức đánh giá việc thực hiện Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước, với kết quả là ảnh hưởng đến số phận của các mức thuế trừng phạt của Washington đối với Bắc Kinh.
Một năm sau khi Mỹ-Trung ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào ngày 15/01/2020, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã ngừng chiến một cách hiệu quả trong một cuộc chiến thương mại chứng kiến thuế quan áp đặt lên hàng trăm tỷ đô la hàng hóa sản phẩm và tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu kể từ khi Mỹ khởi động cuộc chiến vào tháng 7/2018.
Trong vòng hai tuần cuối tháng 9, có khoảng 3.500 doanh nghiệp Mỹ bao gồm các tập đoàn lớn như Tesla Inc, Ford Motor Cp, Target Corp, Walgreen Co và Home Depot đã kiện chính quyền Mỹ về việc áp thuế đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa do Trung Quốc sản xuất trong cuộc thương chiến kéo dài hai năm qua.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang đứng trước nguy cơ có thể sẽ không bổ nhiệm một người đứng đầu lâm thời từ các Phó Tổng giám đốc hiện tại, khi Tổng giám đốc sắp mãn nhiệm Roberto Azevedo sẽ ra đi vào cuối tháng 8, sau khi Washington nhấn mạnh vào một ứng cử viên Mỹ.
Cuộc đua giành vị trí cao nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thường được coi như một chiến trường quan trọng khác trong cuộc đấu tranh của Mỹ với Trung Quốc để giành quyền ảnh hưởng tối cao. Điều đó có thể là một hình dung có chút quá mức, nhưng đó chắc chắn là sự thật chỉ sau một vài tuần tham gia cuộc đua tại WTO.
Ngày 11/6, tại cuộc họp báo thường kỳ của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, các cố vấn cấp cao của Chính phủ Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh và Washington cần nối lại các đàm phán chiến lược sau khi việc thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 bị ảnh hưởng của Covid-19.
Tháng 5/2020 sẽ đánh dấu một điểm bùng phát lịch sử trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Ngay cả khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã cam kết tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận thương mại, thì hai sự kiện gần đây đã nhấn mạnh những vấn đề lớn hơn, có thể định hình lại quan hệ Mỹ - Trung.
Các cổ phiếu ở châu Á đã tăng đồng loạt vào sáng ngày 13/01 khi các nhà đầu tư chờ đợi việc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,82%.
Với tuyên bố về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, Mỹ và Trung Quốc đang tiến đến việc chấm dứt cuộc chiến thương mại và thuế quan sau 19 tháng tranh chấp. Việc các bên đang đẩy nhanh tiến độ để thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 có thể được ký vào đầu tháng 01 năm 2020, các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã thực hiện các bước lùi để có thêm thời gian và ngăn chặn sự trượt dốc của nền kinh tế Mỹ.
Ngày 11/10, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ và Trung Quốc “đã đồng ý về nguyên tắc” về một thỏa thuận thương mại sơ bộ, đánh dấu thành tựu hữu hình đầu tiên trong cuộc chiến thương mại kéo dài 18 tháng giữa hai nước, đồng thời để lại tất cả những vấn đề khó khăn nhất trong các cuộc đàm phán trong tương lai.
Ngày 5/9, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán thương mại vào đầu tháng 10 tại Washington, trễ hơn một tháng so với kế hoạch trước đó.
Ngày 29/8, cả Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra các dấu hiệu tích cực về việc sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại khi hai siêu cường kinh tế chuẩn bị thực hiện thuế quan. Một đợt thuế quan mới của Mỹ đối với một số hàng hóa Trung Quốc dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9, đe dọa leo thang một cuộc chiến thương mại.
Một ngày sau vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần thứ 12 kết thúc vào ngày 31/7 tại Thượng Hải, chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỷ đôla hàng hóa khác của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/9, bỏ qua thực tế là hai bên đã kêu gọi các cuộc đàm phán "mang tính xây dựng" và đồng ý tổ chức vòng đàm phán tiếp theo tại Washington.
Đã hơn một năm kể từ khi đợt thuế quan đầu tiên của Mỹ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc. Đến nay, Mỹ đã áp dụng hai đợt thuế quan bổ sung đối với Trung Quốc, hiện bao trùm tổng số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách đánh thuế đối với hàng hóa trị giá 110 tỷ USD của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 26/7 đã đưa ra một quan điểm bi quan về việc đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh có thể không ký kết một thỏa thuận trước cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020.
Sự thống nhất giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka không phải là một thỏa thuận, ngay cả khi nó mang lại một số hy vọng rằng hai nhà lãnh đạo có thể một ngày nào đó đạt được một thỏa thuận.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài hàng năm mà chưa có hồi kết, đã khiến xuất khẩu của hai nước giảm khoảng 20 tỷ USD cho đến nay. Các công ty Mỹ và Trung Quốc đang sắp xếp lại chuỗi cung ứng và tạo tiền đề cho những thay đổi lớn trong thương mại toàn cầu.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/6 ở Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn cho biết, các nhóm thương mại của Mỹ và Trung Quốc đang thảo luận về các bước tiếp theo sau khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới tại Nhật Bản.
Ngày 13/6, đại diện các nhà đầu tư, chiến lược gia đầu tư của Taurus Wealth Advisors cho rằng giá dầu toàn cầu có thể giảm xuống mức thấp nhất là 45 USD mỗi thùng nếu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi.
Ngày 21/5, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã cắt giảm dự báo cho nền kinh tế thế giới, kêu gọi các chính phủ giải quyết các tranh chấp thương mại trước sự bùng nổ mới nhất trong cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có nguy cơ tác động mạnh vào tăng trưởng toàn cầu.
Một cuộc điều tra mới cho thấy căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và thuế quan trả đũa đã ảnh hưởng xấu đến vận may của nhiều công ty châu Âu tại Trung Quốc. Triển vọng vẫn còn rất ảm đạm.
Hai ngày đàm phán để giải quyết một cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đáng lo ngại đã kết thúc vào ngày 10/5 mà không có thỏa thuận nào, nhưng cũng không có sự đổ vỡ nào, mang đến tia hy vọng rằng Washington và Bắc Kinh có thể tìm cách ngăn chặn thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Ngày 01/5, các nguồn tin đàm phán cho biết Mỹ - Trung có thể đưa ra thông báo về một thỏa thuận thương mại “khả thi” vào thứ sáu tuần tới (tức ngày 10/5). Các nhà đàm phán Mỹ - Trung đang thực hiện vòng đối mặt tại Bắc Kinh ngày 30/4 khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cố gắng đưa ra các chi tiết của một thỏa thuận.
Ngày 23/4, Nhà Trắng ra tuyên bố, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu đoàn đàm phán Mỹ sẽ tới Bắc Kinh vào tuần tới để tiếp tục vòng đàm phán đối mặt với Trung Quốc, khi cả hai bên đang thúc đẩy một dự thảo thỏa thuận thương mại vào tháng 5.
Mới đây, phát biểu bên lề cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, đại diện các nhà đàm phán Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết Mỹ và Trung Quốc đang tiến đến giai đoạn đàm phán thương mại cuối cùng, tiến gần hơn đến những gì được coi là thay đổi lớn nhất trong mối quan hệ kinh tế giữa hai nước trong 40 năm. Sự lạc quan xuất hiện khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang chạy đua với thời gian để chấm dứt cuộc tranh chấp thương mại kéo dài dẫn đến thiệt hại về thuế quan và sự bất ổn trong kinh doanh, góp phần kéo tụt tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ngày 10/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý phần lớn về cơ chế giám sát bất kỳ thỏa thuận thương mại nào mà hai bên đạt được, bao gồm cả việc thành lập các cơ quan thực thi mới.
Ngày 24/02, vòng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày làm việc thứ tư sau khi kéo dài thêm hai ngày đàm phán cuối tuần. Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông rất muốn thực hiện một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh, điều này sẽ rất tốt cho cả hai nước và rằng có thể mang lại hy vọng lớn cho những tuần tới.
Ngày 15/02 là ngày đàm phán thứ hai của cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh với sự tham dự của Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và các nhà đàm phán Trung Quốc, khi cả hai bên đang cố gắng thực hiện được một thỏa thuận thương mại để giảm bớt một cuộc chiến và ngăn chặn việc tăng thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc dự kiến vào ngày 02/3 tới.