Chợ phiên Mường Lống huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, ở đây vào mùa đông có những ngày nhiệt độ xuống dưới 5 độ C. Phiên chợ của đồng bào ở đây họp mỗi tháng 2 lần vào 15 và 30 âm lịch và là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa của đồng bào người Mông sống trên địa bàn xã Mường Lống khu vực gần biên giới.
Những ngày cuối năm, không chỉ người dân bản địa, mà rất nhiều thương lái đổ về thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An để "săn" đào trồng trên núi ngày một đông. Không chỉ ban ngày mà tới tận gần sáng vẫn khá đông người mua bán.
Dã quỳ miền Tây xứ Nghệ mặc dù không bạt ngàn như Đà Lạt hay hùng vĩ như Tây Nguyên nhưng sắc vàng của loài hoa báo đông vẫn phủ kín những cung đường vùng sơn cước.
Sáng ngày 21/5, gần 43.000 cử tri là đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Đan Lai tại 207 khu vực bỏ phiếu thuộc các xã miền núi, biên giới của 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong và Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đã tham gia bầu cử sớm Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Rừng săng lẻ ở huyện miền núi Tương Dương (tỉnh Nghệ An), được xem là khu rừng cổ thụ độc nhất ở Việt Nam. Tới đây, không ít người ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nguyên sinh đã có từ hàng trăm năm trước. Đây là tài sản quý giá ở miền Tây xứ Nghệ khi còn giữ được một khu rừng rộng hàng trăm héc ta nguyên sinh đến tận bây giờ.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã có nhiều nghiên cứu, đề ra giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025.
Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, huyện Con Cuông (Nghệ An) xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đang dồn lực cho lĩnh vực này. Những năm gần đây, du lịch Con Cuông thực sự khởi sắc, trở thành thế mạnh, là điểm đến hấp dẫn nơi miền Tây xứ Nghệ.
Theo Ban quản lý rừng quốc gia Pù Mát (Nghệ An), kể từ năm 2019 Vườn quốc gia Pù Mát bắt đầu thu phí tham quan tại các điểm du lịch.
Tối 26/1, tại thị trấn Con Cuông, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức đêm giao lưu với chủ đề "Đêm hội sắc xuân miền Tây Nghệ An" năm 2019.
Trong 3 năm, từ 2013-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn miền Tây Nghệ An đạt 8,04%/MT 11,3 - 12,3%, cao hơn tăng trưởng bình quân chung toàn tỉnh. Đến nay, trên địa bàn miền Tây có 32/203 xã, chiếm 15,8%/MT 15% đạt 19/19 tiêu chí, trong đó có 01 xã khó khăn thuộc huyện 30a đạt chuẩn nông thôn mới; có 01 đơn vị cấp huyện (là đơn vị duy nhất của tỉnh) hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
Phát triển du lịch cộng đồng đang là hướng đi của miền Tây xứ Nghệ. Hiện, mô hình này đang khá mới mẻ nhưng cũng đầy tiềm năng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.