PC Đắk Nông đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay bảo vệ an toàn hành lang lưới điện, đặc biệt là tại khu vực nông thôn.
PC Gia Lai thường xuyên cải tạo, sửa chữa, đưa điện lưới về vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng cao chất lượng sử dụng điện cho người dân.
Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Để đạt mục tiêu 100% hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia vào năm 2025, Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang đầu tư nâng cấp hạ tầng lưới điện.
Với sự nỗ lực cải tạo lưới điện nông thôn, chất lượng điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ngày càng ổn định, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, về cơ bản, lưới điện Khánh Hòa đã đáp ứng được tiêu chí điện theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, Khánh Hòa đã khắc phục tối đa tình trạng lưới điện mất an toàn.
Sau 22 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá X về việc giao cho ngành điện quản lý lưới điện nông thôn đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu Quốc hội đề ra, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn.
Đầu tư các dự án cải thiện lưới điện hạ áp nông thôn, di dời cột điện vướng quy hoạch, xây dựng đường điện thắp sáng làng quê... là những việc đang được các địa phương trên địa bàn từng bước thực hiện để hoàn thành tiêu chí số 4 về điện nông thôn.
Theo sở Công Thương Nghệ An, với mục tiêu, nhiệm vụ là đầu tư cấp điện 100% đến các thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia tại Nghệ An là không thể thực hiện được vào năm 2020.
Mặc dù 100% các xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã hoàn thành tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tuy nhiên do mạng lưới truyền tải điện được xây dựng từ lâu, chất lượng không đồng đều, Sở Công Thương Thái Bình đã đề xuất nhiều kiến nghị giúp nâng cao chất lượng lưới điện nông thôn.
Theo Kế hoạch phát triển điện nông thôn giai đoạn 2016-2020 của TP. Hà Nội, đến năm 2020, Hà Nội sẽ hoàn thành hệ thống hạ tầng lưới điện nông thôn theo hướng hiện đại hóa, giảm tổn thất điện năng xuống còn dưới 8%, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện vùng nông thôn, miền núi và các khu sản xuất chuyên canh.
Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt và cơ chế, chính sách hợp lý, chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản. Đóng góp không nhỏ cho thành công ấy phải kể đến nỗ lực của Công ty Điện lực (PC) Quảng Ninh trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng lưới điện nông thôn, bảo đảm điện đi trước một bước.
Với sự đồng thuận của chính quyền địa phương, việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn đã đạt kết quả khả quan, tuy nhiên ở một số địa phương công tác này vẫn còn gặp khó khăn do chưa tìm được tiếng nói chung.
Bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn là một chủ trương của Chính phủ nhằm mang lại lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ở nhiều địa phương vẫn không thể triển khai do chính quyền chưa ủng hộ.