Việc tăng thuế suất đối với sản phẩm thuốc lá đột ngột có thể đem lại các "tác dụng phụ" không mong muốn, do đó cần xây dựng theo lộ trình hợp lý.
Thực hiện chủ đề “Chuyển đổi số” trong năm 2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thời gian qua Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế tổ chức làm việc với từng phòng, ban trong Công ty để hiểu rõ bản chất về chuyển đổi số, nhận thức được tầm quan trọng việc thay đổi tư duy trong công việc, cũng như những thách thức, giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong thời gian tới.
Từ đầu năm đến nay, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhằm duy trì hoạt động. Doanh nghiệp Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Điện là loại hàng hóa quan trọng có ảnh hưởng đặc biệt đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Vì thế, nhiều năm trở lại đây, trước, trong và sau mỗi lần điều chỉnh tăng giá điện, dư luận lại "nóng" lên với nhiều ý kiến trái chiều. Một bên phản đối và một bên ủng hộ. Tuy nhiên, thực tế cung - cầu điện năng của Việt Nam hiện nay đòi hỏi cần nhìn nhận một cách khách quan về giá điện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước.
Việc thay thế xăng khoáng A92 (RON 92) bằng xăng sinh học E5 đang được thực hiện theo lộ trình, tiến tới mục tiêu thay thế hoàn toàn vào ngày 1/1/2018. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, đây là lộ trình quan trọng, bắt buộc, không có đường lùi.
Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động sẽ tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này theo đúng lộ trình là hết sức khó khăn do còn nhiều trở ngại.