Nghị quyết số 02/NQ-CP và những chỉ đạo của Chính phủ về cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh được xem là gói hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã giải quyết hưởng hỗ trợ đối với 365.215 người lao động với số tiền hơn 1.034 tỷ đồng tính đến ngày 10/9/2022.
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện chi trả gói hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 98% tổng số hồ sơ phải thực hiện.
Mới đây, Nghệ An là địa phương bị Bộ LĐ-TB&XH "điểm tên" về chậm tiến độ giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà ở cho người lao động theo quyết định 08.
Việc triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất cho vay trên thực tế dường như còn quá chậm, trong khi nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi là rất lớn.
Quốc hội đã thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội lớn nhất từ trước tới nay với gần 350.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cú huých mới cho nền kinh tế phục hồi, phát triển.
Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng đã, đang được các địa phương triển khai hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong đó hướng dẫn viên du lịch là đối tượng được thụ hưởng. Mặc dù được đánh giá là giảm tối đa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi, song đến nay, còn nhiều hướng dẫn viên chưa nhận được gói hỗ trợ, mà nguyên nhân từ thủ tục.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang đối diện với rất nhiều khó khăn sau hơn gần hai năm chống chọi với dịch Covid-19. Vì vậy, tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp này đang là vấn đề cần được quan tâm.
Đến thời điểm này, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã hỗ trợ được doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) gặp khó khăn theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Để tránh chậm trễ, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ.
Thời gian vừa qua, rất nhiều gói hỗ trợ đã được Chính phủ triển khai, nhằm tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều DN cho biết không dễ để tiếp cận được với các gói hỗ trợ này.
Sau quá trình thảo luận và thống nhất ý kiến của các bộ, ngành, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) đã có tờ trình đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP về hỗ trợ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do dịch Covid-19.
Mặc dù Việt Nam đã thành công trong kiểm soát đại dịch, nhưng hoạt động của các DN vẫn còn phải gánh chịu rất nhiều khó khăn. Nhiều DN hiện đã rơi vào tình trạng cần “cấp cứu”, nếu không thực thi chính sách hỗ trợ nhanh hơn thì sẽ “chết lâm sàng”. Hơn bất cứ lúc nào, thời điểm này DN cần sự đồng hành, hỗ trợ từ Chính phủ, các cơ quan, ban ngành mạnh mẽ hơn, trúng nhu cầu, thực tế của DN.
Tác động từ dịch Covid-19 lần 2 đặc biệt lớn. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp, hiệp hội đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, thực hiện các gói chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm được dòng tiền chi ra để duy trì hoạt động tối thiểu trong vòng 6 đến 12 tháng tới.
Làm việc với Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ sáng ngày 29/4, lãnh đạo Bộ Công Thương đồng quan điểm và nhấn mạnh: Các gói kích cầu, hỗ trợ phải mang tính thực chất, đúng nơi, đúng mục đích.
Dịch Covid-19 khiến nhiều người lao động phải nghỉ việc, doanh nghiệp ngừng sản xuất. Để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch, ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã triển khai đồng thời nhiều gói hỗ trợ tài chính cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ngày 8/4, phát biểu tại phiên bất thường của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) để xem xét, cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo đề nghị của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá: các chính sách, biện pháp hỗ trợ được đề xuất thể hiện rõ tinh thần “không ai bị bỏ ở lại phía sau” của Đảng, Nhà nước ta và tin tưởng với sức mạnh đoàn kết cùng ý chí quyết thắng của toàn dân tộc, Việt Nam sẽ nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.
Chỉ đạo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 05/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn” và yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện gói hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, trong đó phải làm rõ mức hỗ trợ, thời gian, nguồn và đối tượng hỗ trợ để có thể triển khai thực hiện ngay sau khi ban hành.
Sau gói hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn được triển khai ngay từ đầu mùa dịch Covid-19, VPBank vừa công bố chương trình đồng hành thứ 2 với mức giảm lãi suất tới 2% cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình được áp dụng cho cả khách hàng hiện hữu lẫn khách hàng mới có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng.
Chiều 31/3, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ thảo luận về các kịch bản ứng phó dịch COVID-19, chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chúng ta không mong tình huống xấu nhất xảy ra, nhưng nếu xảy ra, Chính phủ sẽ có phương án ứng phó chủ động, quyết liệt hơn, trong đó đưa ra các gói hỗ trợ trực tiếp với mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân.