Hiện nay, tỷ lệ tận dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) với thị trường EU rất khả quan, cho thấy doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA.
Đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương diễn ra chiều 22/12.
Từ năm 2020 đến nay, trong tổng số gần 1,35 triệu bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi đã cấp, chỉ có khoảng gần 1.200 bộ C/O cơ quan hải quan nước nhập khẩu đề nghị xác minh xuất xứ. Như vậy, tỷ lệ C/O bị hải quan nước nhập khẩu yêu cầu xác minh xuất xứ trong tổng số C/O ưu đãi được cấp là rất nhỏ.
Khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là căn cứ quan trọng giúp xác định hàng hóa nhập khẩu có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan hay không. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã nỗ lực cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) để rút ngắn thời gian cấp C/O, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (DN).
Thay vì xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), doanh nghiệp (DN) có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu (XK) sang Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Đây là nội dung chính tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành.