Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại
Các vụ việc điều tra về gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có dấu hiệu tăng lên. Cộng với việc trong quá trình thực thi các FTA, doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một trong những điều kiện giúp tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ gian lận xuất xứ hàng hóa rất lớn nếu không được kiểm soát.
Ngày 11/2/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh - đã ký Quyết định số 437/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ về một số biện pháp cấp bách tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực giúp hàng hóa Việt Nam được hưởng ưu đãi khi chuẩn bị xuất khẩu (XK) sang nhiều thị trường. Nhưng hệ lụy cũng đến khi nhiều mặt hàng phải chịu áp lực do gian lận xuất xứ hàng hóa.
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ. Động thái này được kỳ vọng sẽ xóa bỏ tình trạng gỗ dán đội lốt xuát xứ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gây nhiều bức xúc thời gian qua.
Bộ Công Thương Việt Nam mong muốn cùng với Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực đưa trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, đóng góp một cách thực chất và hiệu quả vào tổng thể quan hệ song phương giữa hai nước.
Nhằm phối hợp, kịp thời xử lý các vi phạm gian lận xuất xứ hàng hóa, tránh nguy cơ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu bị áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, ngày 28/10/2019, Tổng cục Hải quan đã có cuộc họp với đại diện các Bộ, ngành liên quan trao đổi về quan điểm xử lý các dấu hiệu vi phạm gian lận xuất xứ hàng hóa có liên quan đến vụ việc của Công ty Tập đoàn Asanzo.
Song song với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) cho doanh nghiệp (DN) một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất, hiện nay, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) còn phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động cấp C/O, giảm thiểu khả năng gian lận xuất xứ hàng hóa.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), để ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã làm việc, trao đổi và đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp tăng cường phối hợp, triển khai một số công tác.
Trong số nhiều nhóm hàng xuất khẩu đã và đang “gặp khó” nổi lên là mặt hàng gỗ dán vì có dấu hiệu gian lận, chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam để xuất khẩu với xuất xứ Việt Nam.
Ngày 9/7, Bộ Công Thương đã họp triển khai Đề án Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) và gian lận xuất xứ. Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương đang được lấy ý kiến để trình Bộ trưởng trước ngày 15/7.