Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ đề xuất tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro về đóng băng xung đột ở Ukraine dọc chiến tuyến hiện tại.
Các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí hợp tác để buộc giới siêu giàu phải nộp thuế.
Sự kiện xung đột ở Ukraine khiến chương trình hợp tác phục hồi sau đại dịch trở nên khó khăn hơn, đe dọa sẽ làm trật bánh toàn bộ Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay. Nhưng cộng đồng toàn cầu đã cho thấy khả năng phối hợp nhanh chóng các biện pháp kinh tế.
Với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), 10 quốc gia ASEAN cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã thiết lập khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Hiệp định đã có hiệu lực từ ngày 1/1. Xét về quy mô tuyệt đối - RCEP bao gồm 2,2 tỷ người và khoảng 30% sản xuất và thương mại trên thế giới.
Ngày 18/2, sau hai ngày diễn ra cuộc họp trực tuyến của các nền kinh tế lớn nhất thế giới, G20 đã cam kết thực hiện một cách tiếp cận thận trọng nhằm rút dần sự hỗ trợ được đưa ra trong đại dịch.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 về y tế được tổ chức ngày 21/5, các nhà sản xuất vaccine Covid đã cam kết cung cấp hàng tỷ liều cho các nước nghèo hơn khi các nhà lãnh đạo tuyên bố sẽ mở rộng khả năng tiếp cận với các mũi tiêm chủng như là cách duy nhất để chấm dứt đại dịch. Các nhà sản xuất Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson tuyên bố sẽ cung cấp khoảng 3,5 tỷ liều vaccine với giá gốc hoặc chiết khấu cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong năm nay và năm tới.
Theo báo cáo giám sát thương mại được thực hiện định kỳ hai năm một lần của WTO công bố ngày 29/6, các nền kinh tế thuộc nhóm G20 tiếp tục đưa ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu chiếm tỷ trọng thương mại ngày càng tăng. Đây là lần đầu tiên, báo cáo giám sát hoạt động thương mại được đưa ra một khoảng thời gian trùng với đại dịch Covid-19, đã cho thấy những động thái quan trọng để tạo thuận lợi cho nhập khẩu, bao gồm các sản phẩm liên quan đến Covid-19.
Ngày 26/3, tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến, các nhà lãnh đạo của Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) đã cam kết bơm hơn 5 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu để hạn chế thiệt hại về việc làm và thu nhập do Covid-91 gây ra.
Hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka - Nhật Bản vừa qua, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Takehiko Nakao, khẳng định: ADB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phát triển các dự án hạ tầng, dịch vụ, vận tải đô thị…
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/6 ở Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn cho biết, các nhóm thương mại của Mỹ và Trung Quốc đang thảo luận về các bước tiếp theo sau khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới tại Nhật Bản.
Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo kinh tế G20 sẽ được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản vào ngày 28-29/6. Đây là hội nghị quốc tế quan trọng với hai loạt sự kiện là hội nghị nhóm G20 và các cuộc họp song phương bên lề. Đặc biệt cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump - giả sử điều đó xảy ra- đang và sẽ thu hút sự chú ý của thế giới.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết hôm 11/6, rằng các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này có lẽ sẽ không mang lại một thỏa thuận thương mại cuối cùng giữa hai quốc gia.
Ngày 06/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết quyết định có nên thực hiện thuế quan đối với gói hàng hóa 325 tỷ USD của Bắc Kinh sau Hội nghị thượng đỉnh G20 của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuối tháng này.
Ngày 28/3, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin bắt đầu phiên đàm phán thương mại mới tại Bắc Kinh. Mặc dù một thỏa thuận vẫn chưa được bảo đảm, nhưng có những khuyến khích ngày càng tăng cho cả hai bên để tiến tới thỏa thuận tại hoặc trước ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 6.
Ngày 22/11, báo cáo mới nhất của WTO công bố kết quả các quốc gia thuộc nhóm G20 của các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp dụng 40 biện pháp hạn chế thương mại mới trong thời gian từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 10, chiếm khoảng 481 tỷ USD giá trị thương mại.
Có hai nền tảng chính cho hợp tác quốc tế có thể thúc đẩy sự phục hồi kinh tế ở các nước đang phát triển. Một là G20, đại diện cho 2/3 dân số toàn cầu, 90% GDP thế giới và 80% thương mại. Hai là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), có hiệu lực vào tháng 1/2022.