Đó là thông tin được Bộ Ngoại Giao đưa ra trong Phiên họp lần thứ 1 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) về triển khai Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10/5/2019.
Với mức tăng trưởng xuất khẩu lên đến 10%/năm, nông sản hiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ Việt Nam sang EU. Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU dự kiến được ký kết trong thời gian tới được kỳ vọng giúp tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang EU trong thời gian tới.
Đây là chia sẻ của Nghị sỹ Mark Field, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bài phát biểu mới đây tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Dưới đây là bài luận điểm của ông về chính sách 'Toàn châu Á' với một số tiêu điểm về hợp tác giữa Việt Nam và Anh:
Đa dạng thị trường, tránh phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống là định hướng của hoạt động xuất khẩu (XK) gạo trong nhiều năm nay. Định hướng này tiếp tục được củng cố thêm khi 100.000 tấn gạo sẽ hưởng thuế suất 0% khi XK vào châu Âu từ năm 2018 theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU.
Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 20 năm ký Hiệp định khung hợp tác và 5 năm ký Hiệp định đối tác chiến lược EU - Việt Nam... nổi lên 4 quốc gia trong số 28 thành viên của EU là CHLB Đức, CH Pháp, Hà Lan, Vương quốc Anh và Bắc Ai Len luôn đi đầu trong quan hệ hợp tác và phát triển với Việt Nam (căn cứ vào kim ngạch thương mại song phương và tổng vốn đăng ký đầu tư).
Việt Nam đang thực hiện khá tốt việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông sản... Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều sản phẩm bị làm giả, làm nhái, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị và thương hiệu của chính sản phẩm đó. Nguyên nhân chính do kinh nghiệm của chúng ta còn yếu- đó là ý kiến phát biểu của các chuyên gia tham dự hội thảo “Hiệu quả trong Quản lý các Sản phẩm chỉ dẫn địa lý được bảo hộ” diễn ra sáng nay (23/6/2015) tại Hà Nội.
Tại cuộc trao đổi với báo chí nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam mới đây, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế, Nghị viện châu Âu đã đánh giá cao những nỗ lực cải cách kinh tế của Việt Nam và bày tỏ tin tưởng vào thành công của đàm phán FTA.
“DN Ba Lan có thế mạnh về công nghệ tiên tiến, giá cả cạnh tranh để các DN Việt Nam có thể lựa chọn và hợp tác” - bà Llona Antoniszyn Klik- Thứ trưởng Bộ Kinh tế Ba Lan - khẳng định với phóng viên Báo Công Thương.
Năm 2015 có ý nghĩa đặc biệt với Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU): 25 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (28/11/1990 – 28/11/2015), 20 năm ký Hiệp định khung hợp tác (17/7/1995 – 17/7/2015) và 5 năm Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) được ký tắt bên lề Hội nghị ASEM-8 (4/10/2010 – 4/10/2015). Nếu chỉ nói đơn thuần về thời gian của mối quan hệ ngoại giao giữa một quốc gia với một quốc gia hay một quốc gia với một tổ chức quốc tế thì 25 năm chưa hẳn đã là dàì. Nhưng nếu lại nhìn vào những kết quả và lợi ích do hợp tác kinh tế, thương mại đem lại cho cả hai bên thì quan hệ Việt Nam – EU đã có một bước tiến dài, thậm chí là ngoạn mục. Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành động lực quan trọng thúc đẩy Việt Nam – EU ngày càng gắn kết và trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau…
Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) đang đến giai đoạn “nước rút” để kết thúc đàm phán và ký kết hiệp định trong nửa đầu năm 2015. Đây sẽ là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao với mức tự do hóa sâu rộng và đem lại lợi ích cho cả hai phía.