EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam
EU chính thức đưa mì ăn liền Việt Nam ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm
Vì sao mì ăn liền Việt Nam được EU đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm?
Nếu không giải quyết được hoạt động khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác, rất có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ” và tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU. Gấp rút hoàn thành mục tiêu gỡ “thẻ vàng” trong năm 2022 và 2023 đang được các bộ ngành địa phương gấp rút triển khai, thực hiện.
Ngày 17/8, Ủy ban châu Âu (EC) đã cấp phép cho 7 sự kiện cây trồng biến đổi gen bao gồm 3 ngô, 2 đậu nành, 1 cải dầu và 1 bông; đồng thời tiếp tục gia hạn giấy phép cho 3 sự kiện khác bao gồm 2 cho ngô và 1 cải dầu dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Việt Nam quyết tâm giảm dần số lượng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác IUU và chấm dứt tình trạng này vào năm 2022.
TP. Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành việc lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá. Các tàu cá ra vào cảng cá Thọ Quang được giám sát chặt chẽ về sản lượng khai thác, nhật ký khai thác. Đây là những nỗ lực của Đà Nẵng thực hiện các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC).
Là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, việc EU đưa ra kế hoạch chung đóng cửa biên giới như một trong những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này. Tuy nhiên, cơ quan chức năng và các chuyên gia khuyến cáo, các doanh nghiệp cần bình tĩnh, nắm bắt thông tin chính thức từ các cơ quan chức năng để có giải pháp ứng phó phù hợp.
Muốn ngành thủy sản phát triển bền vững, gắn bảo tồn với khai thác hợp lý thì phải hội nhập quốc tế. Muốn xuất khẩu vào thị trường lớn phải tuân thủ quy định tại thị trường đó, không chỉ riêng Châu Âu mà còn nhiều thị trường lớn khác như Nhật, Mỹ… Trong đó đặc biệt lưu tâm đến việc kiểm soát tốt truy xuất nguồn gốc thủy sản.
Xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường EU đã sụt giảm mạnh kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng thẻ vàng đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Việt Nam (khai thác IUU). Sau 2 năm, dù các cơ quan chức năng và doanh nghiệp rất nỗ lực song đến nay Việt Nam chưa gỡ bỏ được thẻ vàng, do tình trạng vi phạm khai thác hải sản trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp.
Sáng ngày 21/6, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) để bàn giải pháp gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với hải sản khai thác tại Việt Nam.
Số vụ vi phạm khai thác hải sản trái phép khu vực Biển Đông vẫn còn diễn biến phức tạp, hiện trạng chống khai thác IUU của Việt Nam trên thực tế chưa được cải thiện đáng kể,… điều này đặt ra những giải pháp quyết liệt để Việt Nam có thể tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với hải sản Việt Nam.
Một số sản phẩm thép của Việt Nam đang đối diện với nguy cơ không được loại trừ khi Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng biện pháp tự vệ chính thức sau ngày 3/2/2019.