Đứng ở vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân, ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, có nguy cơ đe dọa vị trí dẫn đầu đang nắm giữ trong nhiều năm qua.
Tháng 01/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang nhiều thị trường chính giảm so với tháng 12/2021, trong khi xuất khẩu sang một số thị trường vẫn tăng như: Đức, Australia, Nga, Ấn Độ.
Thị trường hạt điều thô toàn cầu được dự báo tăng trưởng bình quân 4,27% trong giai đoạn 2020 – 2025, đạt khoảng 7 tỷ USD vào năm 2025.
Thị trường hạt điều thô toàn cầu được dự báo tăng trưởng bình quân 4,27% trong giai đoạn 2020 – 2025, đạt khoảng 7 tỷ USD vào năm 2025.
EU hiện là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam và đang tăng trưởng. Xuất khẩu sang khu vực này năm 2022 dự kiến sẽ chạm mốc 900 triệu USD.
Năm 2021, ngành điều Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chi phí logistics tăng cao. Tuy nhiên, với kết quả đạt được trong 11 tháng năm 2021, nhiều khả năng xuất khẩu hạt điều sẽ vượt mục tiêu đề ra 3,6 tỷ USD năm nay.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) áp dụng gói tài trợ ngành gạo và điều nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ở lĩnh vực này sớm khôi phục và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong điều kiện dịch COVID-19.
Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga tăng từ 50,28% trong 6 tháng đầu năm 2020, lên 57,68% trong 6 tháng đầu năm 2021. Ngành điều Việt Nam vẫn khẳng định được vị trí nhà cung cấp số 1 tại Nga nhờ nguồn cung ổn định, chất lượng đảm bảo.
Từ đầu năm đến nay xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng mạnh. Dự báo, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ thuận lợi trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ hạt điều của châu Âu, Hoa Kỳ tăng theo yếu tố chu kỳ.
Trước tình trạng lượng điều thô nhập khẩu tăng bất thường, đặc biệt từ thị trường được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% là Campuchia, đang làm dấy lên nghi vấn trốn thuế của không ít doanh nghiệp. Tổng cục Hải quan vừa có Công văn số 4108/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh: Gia Lai-Kon Tum, Đắc Lắc, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang đề nghị tăng cường kiểm tra xuất xứ điều thô nhập khẩu từ Campuchia.
Trong nửa đầu năm 2021 ngành điều nhập siêu gần 1 tỷ USD. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam ghi nhận nhập siêu sau 31 năm xuất khẩu.
5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu điều tăng ở mức 3 con số cả về lượng và giá trị, đáng chú ý, nhập khẩu điều từ Campuchia tăng đến hơn 500% về giá trị. Nhập khẩu tăng cao bất thường khiến lần đầu tiên ngành điều rơi vào tình thế nhập siêu với hơn 1 tỷ USD.
Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 92,58% trong 2 tháng đầu năm 2021, cao hơn nhiều so với mức 86,65% trong 2 tháng đầu năm 2020.
4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng gần 1,2 triệu tấn hạt điều với trị giá lên tới 1,9 tỷ USD, tăng 300% về lượng và tăng 323,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, lượng điều thô nhập khẩu sau 4 tháng đầu năm nay đã gần bằng tổng nhập khẩu trong cả năm 2020.
Quý I/2021, xuất khẩu hạt điều ước đạt 108 nghìn tấn, trị giá 634 triệu USD, tăng 13,2% về lượng, nhưng giảm 5,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong khi đó, Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu điều nhân sơ chế giá trị thấp, khiến ngành điều Việt Nam được đánh giá lớn nhưng không mạnh.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xuất khẩu hạt điều 2 tháng đầu năm 2021 đạt 75 nghìn tấn và 442 triệu USD, tăng 46,1% về khối lượng và tăng 21,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Lượng cung điều nhân ở Việt Nam không nhiều trong khi giá mua điều thô vẫn đang cao. Giá điều nhân được dự báo có xu hướng tăng trong thời gian tới.
Theo đánh giá của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thì chất lượng và hương vị là hai thế mạnh của điều Việt Nam so với hạt điều có xuất xứ từ các quốc gia khác, nhất là từ châu Phi.
Hiệp định EVFTA sẽ giúp ngành điều tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng quy mô xuất khẩu vào thị trường EU. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với ông Đặng Hoàng Giang - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) - xung quanh vấn đề này.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, trong 20 ngày tháng 6/2020, giá hạt điều xuất khẩu của Việt Nam ở mức thấp.
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tính chung 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt điều đạt 184 nghìn tấn, trị giá 1,24 tỷ USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Giá xuất khẩu điều nhân của Việt Nam trong ngắn hạn sẽ tăng nhẹ do các nước EU tăng nhu cầu dự trữ điều, bên cạnh đó nhu cầu của Trung Quốc đang dần phục hồi khi đại dịch Covid- 19 được kiểm soát tốt.
Ngành chế biến hạt điều xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid- 19. Các doanh nghiệp trong ngành chế biến hạt điều đang sản xuất cầm chừng và chờ thị trường sáng lên vào 6 tháng cuối năm 2020.
Mặc dù ngành Điều Việt Nam tiếp tục đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân nhưng chất lượng nguyên liệu lại phụ thuộc nhiều vào thị trường nhập khẩu. Do đó, việc đưa ra hàng rào kỹ thuật là cần thiết đối với mặt hàng có sản lượng nhập khẩu và kim ngạch lớn như hạt điều thô.
Do nhu cầu nhập khẩu điều trên thế giới dự báo sẽ còn tăng cao trong những tháng cuối năm 2019, nên lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay đang hướng tới mục tiêu 450 nghìn tấn.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo thị trường nhân điều xuất khẩu sẽ giữ giá như hiện tại và có thể sẽ tăng trong thời gian tới nhưng mức tăng không lớn.
Mới đây, Hiệp hội Điều Việt Nam đã có công văn gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng II kiến nghị tháo gỡ khó khăn về kiểm dịch thực vật đối với hạt điều thô nhập khẩu.
Các nhà sản xuất, chế biến điều nên mua nguyên liệu khi có hợp đồng đầu ra vì lượng điều thô của Tanzania có thể tung ra thị trường bất kỳ lúc nào. Các nhà nhập khẩu điều nhận định, giá sẽ giảm sâu khi “quả bom nổ chậm” của Tanzania được châm ngòi.
Hiệp hội Điều Việt Nam nhận định, lượng điều thô cho chế biến năm 2019 sẽ không thiếu hụt. Mức tiêu thụ nhân tăng bình quân thấp hơn mức tăng điều thô, do đó sẽ rất khó cho giá điều nhân tăng trở lại.
Hạt điều nằm trong nhóm hàng nông sản có giá trị xuất khẩu (XK) cao. Tuy nhiên để phát triển bền vững, ngành hàng này cần vượt qua nhiều "rào cản".
Người Việt ví hạt gạo quý như ngọc. Từ chỗ không đủ ăn, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu (XK) gạo hàng đầu thế giới, đã có mặt tại nhiều quốc gia, từ những thị trường khó tính như Mỹ đến những thị trường xa xôi như châu Phi...