Theo Bộ Công Thương, do ngân sách Nhà nước còn thiếu, các nguồn tín dụng ưu đãi hạn chế, đến nay tổng vốn được giao cho Chương trình Điện khí hóa nông thôn giai đoạn 2016-2020 mới đạt tỷ lệ 18,5%.
Sau ngày đất nước thống nhất, cuộc sống của người dân ở nhiều vùng sâu, vùng xa, hải đảo ở miền Nam không ngừng thay da đổi thịt. Sự đổi thay của các vùng quê nhờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước, trong đó có chiến lược đầu tư mở rộng mạng lưới điện quốc gia.
Phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm” luôn gắn liền với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, chương trình đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần vào sự thành công trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm qua, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống điện nông thôn. Đến nay có 56/56 xã của TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành tiêu chí số 4 về điện nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Nhằm tiếp tục xây dựng hệ thống hạ tầng lưới điện nông thôn theo hướng hiện đại hóa, giảm tổn thất điện năng (TTĐN), đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển điện nông thôn đến năm 2020.
Năm 2015, với 99,8% số xã có điện, 98,76% hộ dân nông thôn được sử dụng điện - Việt Nam đã trở thành một trong những nước đi đầu trên thế giới trong công tác điện khí hóa nông thôn (ĐKHNT), ghi dấu ấn của ngành Công Thương trong công cuộc kiến thiết và xây dựng đất nước.