Mekong Connect 2021 - Diễn đàn “Liên kết phát triển TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long 2021” sẽ chính thức khai mạc vào ngày 17/12/2021 tới đây, tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 19/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. Lắng nghe, ghi nhận các kiến nghị của cử tri, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu, triển khai các giải pháp tạo đột phá phát triển cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), giải quyết các vấn đề trước mắt và lâu dài, đáp ứng mong mỏi của cử tri.
Đặc sản cam xoàn và quýt đường ở các tỉnh miền Tây giảm giá mạnh. Giá cam xoàn được nông dân bán tại vườn cho thương lái chỉ còn ở mức 15.000-18.000 đồng/kg, tương tự giá quýt đường chỉ từ 6.000-10.000 đồng/kg...
Tình hình dịch Covid-19 giảm dần, lưu thông hàng hóa phục hồi, nhiều loại trái cây ngon tại ĐBSCL mua bán, tiêu thụ nội địa khởi sắc trở lại.
Tổ công tác phía Nam Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 5.000 tấn lúa giống từ nguồn dự trữ Quốc gia cho các khu vực xuống giống vụ Đông Xuân đầu tháng 10/2021.
Qua thời gian các địa phương ĐBSCL thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19, doanh nghiệp (DN) thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 địa điểm”, hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu (XK) cá tra gặp rất nhiều khó khăn, hơn một nửa các nhà máy phải đóng cửa…
Thời gian qua, công tác an toàn sử dụng điện cho người dân tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn được Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đặt lên hàng đầu. Mặc dù ngành điện đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tuy nhiên nhiều vụ tai nạn điện dẫn đến chết người vẫn diễn ra.
Hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch lúa Hè thu song với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc thu mua và vận chuyển lúa gạo đang gặp không ít khó khăn.
Trong bối cảnh nhiều dự án điện mặt trời phát triển nóng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều địa phương đã và đang vào cuộc kiểm tra việc tuân thủ thực hiện quy định trong quá trình thực hiện nghiệm thu, đóng điện.
Thời gian qua, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phát huy lợi thế của các sản phẩm vùng miền, gắn với thế mạnh như lúa gạo, trái cây, thủy sản, du lịch sinh thái... từng bước hình thành chuỗi liên kết bền vững.
Với sáng kiến của tỉnh Đồng Tháp, thông qua việc vừa ra mắt và đưa vào hoạt động “Trung tâm giới thiệu ẩm thực - đặc sản - du lịch Đồng Tháp và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” tại TP. Phú Quốc (Kiên Giang), được xem là một bước đột phá trong liên kết chuỗi, góp phần đẩy mạnh kết nối, đưa sản phẩm hàng hoá, đặc sản, sản phẩm OCOP của các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến với du khách trong và ngoài nước.
Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu của nhiều tình thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong quý 1/2021 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2020.
Kể từ sau tết tới nay giá phân bón liên tục tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp. Để “hạ nhiệt” giá phân bón, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc tối ưu hóa sản xuất trong nước, tìm thêm nguồn cung mới thì bản thân người nông dân cũng cần là người tiêu dùng thông thái trong việc bón phân tiết kiệm, hợp lý hơn.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có khoảng 1.500 hợp tác xã và có 17.000 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó chỉ tính riêng nông sản có khoảng 300.000ha cây ăn trái và sản lượng hơn 3 triệu tấn 1 năm. Tuy nhiên, nông dân nơi đây vẫn đối mặt với tình trạng được mùa, mất giá, và việc xây dựng các chuỗi nông sản bền vững để thích ứng tốt hơn với thị trường là con đường mà ngành nông nghiệp trong vùng đang theo đuổi.
Phát huy lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khẳng định sẽ có những chiến lược phù hợp, bài bản hơn để tăng xuất khẩu qua EU trong thời gian tới.
Đại diện VCCI Cần Thơ cho biết việc công bố cổng thông tin tư vấn trực tuyến về EVFTA với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp ở ĐBS Cửu Long một cách nhanh chóng, thuận tiện, chuyên sâu và hiệu quả.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn có nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản nhưng do chưa được đầu tư đúng mức nên chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để nâng tầm cho những sản phẩm này, nhiều địa phương đang thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc, quảng bá nhằm giúp sản phẩm mở rộng thị trường, tăng doanh thu trong thời gian tới.
Từ ngày 26 - 30/11, chương trình “Mekong Caravan – Sắc màu hội tụ 2019” sẽ đi đến 8 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đễ hỗ trợ, giúp đỡ những người dân đang gặp khó khăn của các tỉnh này.
Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang và Long An là những tỉnh thành của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tập trung đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử (TMĐT) để nâng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản.
Tối ngày 30/7 tại Quảng trường Phú Gia, TP. Rạch Giá, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang tổ chức khai mạc Hội chợ thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Kiên Giang năm 2019.
Việc tạo quỹ đất sạch của các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giúp vùng thu hút vốn đầu tư ngày càng tăng và được các nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) đánh giá cao.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của cả nước. Song hạ tầng cơ sở của vùng chưa được đầu tư hoàn thiện, chưa kết nối các phương thức vận chuyển cũng là trở ngại lớn cho thu hút đầu tư vào vùng. Tuy nhiên, những tồn tại này sẽ giảm đi khi ngày 19/5 cầu Vàm Cống đã chính thức thông xe nối liền đôi bờ sông Hậu giữa TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp.
Dịch tả heo châu Phi hiện đã lan đến một địa phương khu vực ĐBSCL khiến các tỉnh lân cận không khỏi lo ngại. Hiện các tỉnh, thành phố trong khu vực đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dịch xâm nhập.
Việc cải cách hành chính, cắt giảm và loại bỏ những thủ tục không còn phù hợp trong lĩnh vực Công Thương tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp trong vùng có sự tăng trưởng cao trong quý 1 năm nay.
Dù đến tháng 5 mới hết vụ thu hoạch mía ở ĐBSCL nhưng một số nhà máy đường có công suất lớn đang “giảm tốc”, do nhiều khó khăn dồn ép...
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, việc ứng dụng cơ khí hóa cùng công nghệ hiện đại vào sản xuất là yêu cầu tất yếu của nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam cần có những chính sách đủ mạnh và toàn diện.
Chương trình hợp tác thương mại, bình ổn thị trường (BOTT) giữa các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP. Hồ Chí Minh đã thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết; tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) đặt mối quan hệ hợp tác với nhau, giúp DN từng bước phát triển sản xuất, phân phối theo quy trình, hướng đến phát triển bền vững.
Hoạt động xuất khẩu của nhiều tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có sự tăng trưởng tích cực trong thời gian qua. Từ những tín hiệu tích cực từ thị trường, dự báo xuất khẩu những tháng cuối năm của khu vực này sẽ tăng cao, hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Ngày 16/9 tại TP. Cần Thơ, Chương trình “Tiếp sức đến trường” đã trao 219 suất học bổng với tổng trị giá 2,2 tỷ đồng, cho 219 tân sinh viên vượt khó của 11 tỉnh/ thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Sáng ngày 10/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư TP. Cần Thơ năm 2018. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Phiên thảo luận tập trung vào vấn đề phát triển trung tâm dịch vụ.