Với việc cho phép mở cửa lại hoạt động kinh doanh vũ trường từ ngày 29/4, 100% các dịch vụ tại TP. Đà Nẵng đã hoạt động bình thường trở lại sau dịch Covid – 19.
Ngay sau khi mọi hoạt động kinh tế - xã hội được tổ chức trở lại đã khiến nhu cầu di chuyển của người dân tăng cao. Tuy nhiên do tác động của giá nhiên liệu đầu vào khiến giá vé các loại xe vận chuyển khách cũng tăng lên.
TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã khép lại một năm 2021 nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt động du lịch đình trệ do dịch bệnh, bằng một chương trình "Xuân ấm áp - Tết yêu thương" ý nghĩa - gặp mặt, tri ân các lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid - 19.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ tại tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng chủ động thích ứng với dịch Covid – 19 , tìm cơ hội để phát triển thông qua hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến cũng như tạo các nhóm liên kết hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau và cùng vượt qua khó khăn để phát triển tốt.
Trong bối cảnh liên tiếp ghi nhận mỗi ngày gần 1.000 ca mắc Covid – 19, trong đó có nhiều ca mắc là người lao động, TP. Đà Nẵng đã chính thức đưa vào vận hành 2 trạm y tế lưu động trong khu công nghiệp phục vụ thu dung, điều trị cho công nhân, người lao động.
100 suất quà gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm thiết yếu dịp Tết đã được Báo Công Thương, Thành ủy Huế (Thừa Thiên Huế) và Công ty CP Đầu tư bất động sản Phúc Đại Việt trao đến tận tay các hộ khó khăn tại xã Phú Mậu (TP. Huế, Thừa Thiên Huế), để góp thêm phần nào cho các hộ dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 ấm áp và đủ đầy hơn...
Ngoại trừ trường hợp thật cần thiết phải tạm dừng hoạt động trong thời gian ngắn để khử khuẩn, còn lại, các chợ tại TP. Đà Nẵng sẽ luôn mở cửa để phục vụ người dân mua sắm Tết. Để việc mở chợ an toàn, ý thức của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch giữ vai trò quyết định.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.
Nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu TP. Đà Nẵng vượt khó do Covid – 19, hài hòa lợi ích với khách hàng, tận dụng tốt các cơ hội từ các FTAs mang lại…đã giúp xuất khẩu trở thành điểm sáng nhất của kinh tế TP. Đà Nẵng năm 2021.
Vượt qua nhiều trở ngại về dịch bệnh, chi phí đầu vào và chi chí sản xuất tăng mạnh, đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng đã về đích cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.
Kết thúc năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Đắk Nông tăng 8,63% so với năm 2020, vượt kế hoạch đặt ra (7,18%). Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu GRDP tăng trưởng 7,5% so với năm 2021, thu ngân sách đạt 3.000 tỷ đồng.
Thích ứng linh hoạt, hiệu quả, an toàn với dịch Covid - 19, tiểu thương các chợ truyền thống trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã chủ động cân đối lượng hàng hóa, tận dụng mạng xã hội và tích cực tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin tăng lượng tiêu thụ hàng hóa nhưng giảm tiếp xúc trực tiếp.
Dịch Covid – 19 khiến Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) năm 2021 của TP. Đà Nẵng không đạt mục tiêu đề ra 6%, dù vậy kinh tế vẫn tăng trưởng 0,18%. TP. Đà Nẵng chọn chủ đề năm 2022 là Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu GRDP tăng 6 – 7% so với năm 2021.
Bước vào mùa cao điểm phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dưới sức ép chi phí nguyên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, các đơn vị sản xuất thực phẩm truyền thống tại TP. Đà Nẵng cho biết sẽ cố gắng tiết giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thêm đầu ra để tăng sản lượng, từ đó giữ giá ổn định.
TP. Đà Nẵng ghi nhận số ca mắc Covid – 19 kỷ lục trong 24h với 442 ca mắc mới, trong đó có hơn 100 ca cộng đồng. Thành phố đang nhanh chóng lập 2 trạm y tế lưu động để để xử lý, phân loại F1 và rà soát, thu dung điều trị F0 là công nhân các khu công nghiệp.
Chợ Hòa Khánh (Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng) đang trở thành điểm nóng lây nhiễm Covid – 19 tại TP. Đà Nẵng khi trong vòng những ngày gần đây thành phố đã ghi nhận hơn 100 ca nhiễm liên quan đến chợ.
Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Tuy nhiên, vẫn có nhiều startup coi Covid - 19 như là cơ hội để thay đổi, thích ứng và phát triển.
Ngoài duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tạo việc làm cho người lao động, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương, các doanh nghiệp Hàn Quốc ở miền Trung còn tích cực đồng hành cùng chính quyền các địa phương chia sẻ trách nhiệm xã hội.
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri báo cáo kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng ngày 23/11, cử tri TP. Đà Nẵng đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chống dịch Covid – 19 và công tác phòng chống tham nhũng.
Trong các ngày từ 18 đến 20/11/2021, Quỹ Chăm sóc sức khỏe gia đình Việt Nam đã phối hợp cùng TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bến Tre tổ chức chương trình “Kết nối cộng đồng – vượt qua thử thách”.
Các hợp tác xã trên địa bàn TP. Đà Nẵng đang chủ động triển khai các hoạt động để khôi phục sản xuất kinh doanh. Sự đồng hành của chính quyền thành phố thông qua các chương trình hỗ trợ tiếp sức cho các hợp tác xã vực dậy sau một thời gian dài bị đình trệ do dịch bệnh.
Hội nghị kết nối cung cầu - Đà Nẵng 2021 dự kiến sẽ thu hút sự tham gia kết nối của 80 - 100 đơn vị là các doanh nghiệp sản xuất, đơn vị phân phối, bán lẻ trên địa bàn TP. Đà Nẵng và các nhà phân phối, đơn vị cung cấp giải pháp thương mại điện tử trong cả nước. Chương trình là hoạt động góp phần khôi phục thương mại, kinh tế Đà Nẵng sau dịch Covid-19.
Từ 6 sáng ngày 14/11, phường Nại Hiên Đông và phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid – 19 theo cấp độ 3 – mức độ nguy cơ cao (màu cam).
TP. Đà Nẵng sẽ thực hiện xét nghiệm Covid – 19 đối với 100% nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố. Đồng thời, sẽ có tổ công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch Covid – 19 tại các đơn vị này.
Ngày 05/11, qua kết nối của Báo Công Thương, Công ty TNHH Kim Sora trao cho Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình gần 60 nghìn khẩu trang y tế và 150 bộ test kit Covid 19 Ag Genbody, trị giá gần 70 triệu đồng.
Khoảng gần 3.000 người làm việc, đến giao thương mua bán tại cảng cá và chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ngay trong đêm 4/11.
Sở Công Thương Đà Nẵng chính thức phát động Tuần lễ khuyến mại kích cầu mua sắm 2021, với sự hưởng ứng của các Trung tâm thương mại, siêu thị, doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn với hàng nghìn khuyến mại ưu đãi cho người tiêu dùng.
Tại Hội thảo “Sự trỗi dậy của thị trường bất động sản Đà Nẵng – Quảng Nam trong trạng thái bình thường mới”, các diễn giả, doanh nghiệp nhận định việc kiểm soát được dịch Covid – 19 cùng với các chủ trương, chính sách thuận lợi, sự phát triển cơ sở hạ tầng là những cơ sở để kỳ vọng thị trường bất động sản Đà Nẵng – Quảng Nam khởi sắc trở lại.
Đến cuối tháng 10/2021, tỉnh Gia Lai đã chi hơn 89,6 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid 19. Cùng với đó, tỉnh đang xúc tiến các giải pháp để tạo cơ hội việc làm cho hàng chục nghìn lao động của tỉnh trở về từ các tỉnh thành phía Nam.
TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút được 3 tỷ USD vốn đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025. Trong bối cảnh dịch Covid – 19 đảo lộn kinh tế thế giới nói chung, hoạt động đầu tư nói riêng, TP. Đà Nẵng sẽ triển khai nhiều biện pháp để sẵn sàng “đón” dòng vốn hậu Covid – 19, hiện thực hóa mục tiêu trên.