Trung Quốc đẩy mạnh AI, công nghệ sinh học và giống cây trồng mới nhằm tự chủ nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.
Hội nghị “Thành tựu trong Công nghệ Sinh học thực vật – Từ chỉnh sửa gen cây trồng đến phát triển nông nghiệp bền vững” được diễn ra trong 2 ngày 11- 12/4.
Ngày 24/1, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã công bố các quy định mới hướng dẫn đánh giá an toàn đối với cây trồng chỉnh sửa gen, tiếp tục tạo đà đẩy nhanh triến trình cải tiến giống cây trồng. Các quy định này được đưa ra trong bối cảnh quốc gia này đang thực hiện một loạt chính sách nhằm cải tổ ngành giống cây trồng - vốn đang được xem là một mắt xích yếu trong nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực của Trung Quốc.
Nhật Bản gần đây đã phát triển thành công một loại cà chua chỉnh sửa gen bằng công nghệ CRISPR. Tuy có vẻ ngoài không khác gì những quả cà chua thông thường, nhưng giống cà chua này chứa lượng axit amin đặc biệt nhiều hơn - được cho là có tác dụng giúp thư giãn và làm giảm huyết áp.
Vào đầu tháng 9/2021, chính phủ Anh đã cấp phép tiến hành một loạt các thử nghiệm đồng ruộng đối với lúa mì chỉnh sửa gen có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư. Đây là giống cây chỉnh sửa gen đầu tiên được cấp phép thử nghiệm ở châu Âu, đánh dấu một bước đi đáng kể so với lập trường của EU về vấn đề này.
Sau khi hoàn tất việc rời khỏi Liên minh châu Âu, từ tháng 6 này, Chính phủ Anh dự kiến bước đầu thực hiện cam kết của Thủ tướng Boris Johnson về giải phóng lĩnh vực khoa học sinh học của nước này khỏi các quy định chống lại việc chỉnh sửa gen, tạo điều kiện để việc thử nghiệm và thương mại hoá cây trồng cũng như vật nuôi chỉnh sửa gen trở nên dễ dàng hơn.
Chỉnh sửa gen có ý nghĩa quan trọng trong phát triển và khai thác tối đa tiềm năng của công nghệ mới trong việc chọn, tạo, cải tiến giống cây trồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả thực tiễn hiện vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Định – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam.
Theo các nhà khoa học, “chỉnh sửa” bộ gen của cây trồng nhằm tạo ra các tính trạng mong muốn và đã chứng minh có khả năng cải tiến giống cây trồng, mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, giúp nâng cao giá trị thương mại và cải tiến các tính trạng tiêu dùng.