Bát Tràng là làng gốm truyền thống có tuổi đời gần 700 năm. Khu làng cổ Bát Tràng rộng 5,2ha với 23 nhà cổ, 16 nhà thờ họ được xây dựng bằng gạch Bát Tràng cổ.
Từ ngày 23-25/3/2024 sẽ diễn ra Lễ hội làng Bát Tràng, Hà Nội tại các di tích lịch sử đã được xếp hạng như: Kim Trúc tự, Đền Mẫu Bản Hương, Văn Từ.
Những nghệ nhân, thợ giỏi làng Giang Cao (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) sản xuất rất nhiều dòng sản phẩm gốm sứ khác nhau, vừa theo nhu cầu của thị trường, vừa sáng tạo nghệ thuật theo sở thích cá nhân. Tâm huyết với dòng gốm sứ xây dựng mà đặc biệt là tranh gốm ghép mảnh (mosaic) nghệ thuật, nghệ nhân Nguyễn Quý Sơn (làng Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, phát triển dòng tranh gốm sáng tạo này.
Ngày 8/10, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp UBND huyện Gia Lâm tổ chức lễ khai trương Điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề truyền thống Bát Tràng.
Mạnh dạn đầu tư lò nung bằng gas và điện, người dân làng nghề gốm Bát Tràng (Gia lâm, Hà Nội) đã tạo ra cuộc cách mạng trong sản xuất, đặc biệt là môi trường làng nghề ngày một xanh, sạch hơn.
Theo lời kể của bà Phùng Thị Thịnh - vợ của cố nghệ nhân gốm Bát Tràng Vũ Đức Thắng, sinh thời, cố nghệ nhân vẫn luôn theo đuổi những thứ bình dị, gần gũi với con người Việt Nam, lấy đó là “mạch nguồn” xuyên suốt cho cảm hứng sáng tạo, để cho ra những sản phẩm gốm mang đậm “Hồn đất Việt”.
Tranh gốm có nhiều loại với các cách thể hiện khác nhau. Ở Giang Cao, Bát Tràng, Hà Nội có một loại tranh gốm khác, thuần chất gốm, được lắp ghép từ rất nhiều các mảnh gốm nhỏ xíu, đó là tranh ghép gốm hay còn được gọi là tranh gốm mosaic.
Tối ngày 9/10, UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) chính thức đón nhận Quyết định và công bố điểm du lịch của UBND thành phố Hà Nội đối với xã Bát Tràng.
Tối ngày 9/10, UBND huyện Gia Lâm sẽ chính thức đón nhận quyết định và công bố điểm du lịch Bát Tràng. Đây là địa phương thứ 13 của Hà Nội được công nhận là điểm đến của khách du lịch.
Từ nhiều năm nay, bằng những nỗ lực không ngừng, Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đang dần thay đổi diện mạo và trở thành mô hình sáng về phát triển làng nghề. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại cùng với sự tiến bộ của người thợ sản xuất đang giúp cho kinh tế người dân cải thiện rõ rệt và môi trường làng nghề ngày càng xanh, sạch hơn.
Để gìn giữ và phát triển làng nghề trong xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh gốm sứ tại Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã nhạy bén chuyển hướng sản xuất, bắt nhịp với công nghệ, nâng cao chất lượng và thẩm mỹ sản phẩm để phù hợp với đa dạng thị trường trong, ngoài nước.
Bát Tràng - Đổi mới để phát triển bền vững
Trước việc Công ty Cổ phần sứ Bát Tràng (Hapro Bát Tràng) đóng cửa chợ gốm Bát Tràng để cải tạo mặt bằng, ngừng mọi hoạt động kinh doanh, ngày 7/2, UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã có cuộc đối thoại với bà con tiểu thương tại chợ và quyết định mở cửa trở lại để chợ hoạt động bình thường.