Việt Nam đã ký và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Tổng cục Hải quan vừa ra văn bản về việc tăng cường công tác kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong những tháng cuối năm 2024.
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) sẽ tạo “luồng xanh” cho các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của sản phẩm OCOP 4 sao.
Thống kê từ 27 địa phương cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Nhà khoa học trẻ Trần Thị Hương Giang đã quyết định bảo hộ tên công ty Genatech và nhãn hiệu thương mại GenaCillus cho sản phẩm của mình trước khi thành lập DN.
Để tăng sức cạnh tranh, mở rộng hơn nữa thị trường nước ngoài, các sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT đã đặt ra thách thức cho cơ quan quản lý và người nông dân.
Việc sớm tạo lập tài sản trí tuệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm xuất khẩu đã giúp cho nhiều nông sản của Bắc Giang xuất khẩu thành công.
“Việc xây dựng hệ thống quản trị đơn sở hữu công nghiệp điện tử (WIPO IPAS) là một việc rất quan trọng, giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn cũng như tạo ra sự thay đổi thiết thực trong thực tế” - ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhấn mạnh tại Tọa đàm công tác thông tin, truyền thông về sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức mới đây, tại Hà Nội.
Từ ngày 26 - 28/11, tại Hà Nội, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức hội thảo “Xây dựng chính sách sở hữu trí tuệ cho các trường đại học và viện nghiên cứu”.
Ngày 31/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp”.