Một trong những phương tiện thúc đẩy hội nhập kinh tế của các nhóm khu vực trên toàn thế giới là thông qua các hiệp định thương mại tự do. ASEAN cũng nằm trong xu hướng đó. Để theo đuổi mục tiêu thiết lập một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất với luồng hàng hóa tự do, các quốc gia thành viên ASEAN (AMS) đã ký Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) vào năm 2009.
Tại Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 35 (AFTA 35) trực tuyến ngày 8/9/2021, Bộ trưởng Kinh tế của 11 quốc gia thành viên ASEAN đã tổng kết tình hình thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Đến nay, theo cam kết của ATIGA, các nước ASEAN đã thực hiện xóa bỏ thuế quan với tỷ lệ trung bình là 98,6% tổng số dòng thuế trong năm 2021.
Bộ Công Thương khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan, mang lại “tia sáng cuối đường hầm” đối với ngành mía đường Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong các giải pháp. Liên kết, đổi mới, và quyết tâm của chính các doanh nghiệp mới là giải pháp quan trọng giúp ngành mía đường vượt qua cơn sóng hội nhập này.
Dự kiến tại hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26, diễn ra tại Đà Nẵng tới đây, nước chủ nhà Việt Nam sẽ thông báo với ASEAN là đã thực thi nghiêm túc cam kết tại Hiệp định hàng hóa ASEAN (ATIGA) - bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ các nước ASEAN kể từ ngày 01/01/2020.
Với bề dày phát triển 50 năm qua, Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar) đang kỳ vọng đưa thương hiệu Đường Biên Hòa sẽ phát triển sôi động chiếm lĩnh, dẫn dắt không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn khẳng định vị thế trên thường trường khu vực và quốc tế.
Sáng ngày 26/11/2019, tại trụ sở Bộ Công Thương, phiên đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (mã HS 17.01) năm 2019, đã được tổ chức thành công, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, có sự tham gia giám sát, chứng kiến của đại diện các bộ, ban, ngành có liên quan cũng như các doanh nghiệp không tham gia đấu giá và các cơ quan thông tấn báo chí.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) mới có văn bản gửi Bộ Công Thương bày tỏ sự đồng thuận với thời điểm thực hiện xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) từ ngày 1/1/2020, đồng thời kiến nghị xem xét thiết lập cơ chế quản lý, giám sát cần thiết một cách hợp pháp, kịp thời để hạn chế những tác động tiêu cực của hội nhập đối với ngành mía đường.
Chỉ còn chưa đầy 6 tháng nữa, việc gia nhập và thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ chính thức có hiệu lực, tạo áp lực lớn đối với ngành mía đường. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế là phù hợp, tất yếu; ngành mía đường cần tự đứng vững trên đôi chân mình.
Chỉ còn hơn một tháng, Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar, HoSE: SBT) sẽ kết thúc niên độ tài chính 2018 – 2019, chuẩn bị cho “cuộc chơi mới” của ngành đường với Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) khi hạn ngạch nhập khẩu bị dỡ bỏ nếu theo đúng lộ trình cam kết vào 1/1/2020.
Lộ trình thực hiện cam kết mở cửa thị trường liên quan đến mía đường tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đang đến gần (1/1/2020), dù thách thức không nhỏ nhưng ông Phạm Hồng Dương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thành Thành Công Biên Hòa (TTC) - khẳng định: Doanh nghiệp tự tin có đủ khả năng hội nhập, cạnh tranh phát triển.
Trong khi một số doanh nghiệp mía đường tỏ ra lép vế trước áp lực “dỡ bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường” theo cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đang đến gần (1/1/2020) thì một số doanh nghiệp lại nhận thức rất rõ xu thế tất yếu này.
Doanh nghiệp ngành mía đường một lần nữa lại như ngồi trên “đống lửa” và “kêu cứu” trước thời điểm dỡ bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) từ ngày 1/1/2020, với lý do đang gặp khó khăn, thách thức nghiêm trọng.
Ngày 29/3/2019, trong văn bản số 41/CV-HHMĐ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc kéo dài thời gian quản lý hạn ngạch thuế quan từ 3-5 năm (tức là tiếp tục trì hoãn thực thi cam kết ATIGA với mặt hàng đường).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ban Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường giai đoạn 2018-2020.
Khi thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA), quy tắc xuất xứ là vấn đề gây trở ngại nhiều nhất cho doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập.
Cho rằng, triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với Việt Nam hiện nay là đã hoàn toàn khả thi, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đã đưa ra kiến nghị, Bộ Công Thương nghiên cứu trình Chính phủ quyết định triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo các FTA ngay trong giai đoạn 2022-2024.