Ngày 4/2, Trung Quốc đã áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Mỹ nhằm đáp trả nhanh chóng trước các mức thuế mới của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc.
Lãnh đạo các công ty dầu mỏ lớn trong tuần này cho biết, không kỳ vọng cải thiện lợi nhuận lọc dầu trong ngắn hạn.
Theo chuyên gia, việc đánh thuế bất động sản thứ 2 cần phù hợp với điều kiện của Việt Nam, ngăn chặn việc đầu cơ chứ không cản trở cơ hội mua nhà của người dân.
Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tác động đến môi trường thu hút đầu tư của Việt Nam trong trường hợp áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
Tất cả các hoạt động kinh doanh có doanh thu, có thu nhập trên lãnh thổ Việt Nam thì đều cần phải đóng thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên, theo luật sư, nếu đối chiếu mức thuế 7% dịch vụ cắt tóc, may đo… so với một số loại hình dịch vụ khác thì có phần chưa phù hợp. Việc siết chặt thuế thời điểm này sẽ tạo khó khăn hơn cho người dân.
Phòng Thương mại Mỹ ngày 15/12 đã kêu gọi chính phủ nước này không nên áp thuế đối với Việt Nam. Trước đó, Chính phủ Mỹ cáo buộc Việt Nam phá giá tiền tệ đồng thời cho rằng Việt Nam không đáp ứng kiểm tra của Bộ Tài chính Mỹ về vấn đề thao túng tiền tệ.
Vụ việc thép cán nguội (CRS) và thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam được sản xuất từ thép cán nóng của Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) coi là lẩn tránh thuế và có thể bị đánh thuế lên tới 456% (theo mức áp thuế với Trung Quốc) đã khiến các doanh nghiệp (DN) hết sức lo ngại.
Ngày 02/12, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng hóa trị giá lên tới 2,4 tỷ USD của Pháp trong một cuộc tranh chấp liên quan đến thuế dịch vụ kỹ thuật số mới của quốc gia này.
Ngày 18/10, Mỹ đã chính thức áp thuế quan đối với hàng hóa trị giá kỷ lục 7,5 tỷ USD của Liên minh châu Âu, bất chấp các mối đe dọa trả đũa. Theo đó các mục tiêu hướng đến là máy bay Airbus, rượu vang Pháp, rượu whisky Scotland và các hàng hóa cao cấp khác.
Liên minh châu Âu đã áp dụng mức thuế cao tới 66,4% đối với các sản phẩm thép từ Trung Quốc như là một phần của cuộc chiến chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu bánh xe thép Trung Quốc bị cáo buộc đã bán phá giá các phương tiện đi lại, bao gồm ô tô, máy kéo và rơ moóc.
Ngày 2/10, chính quyền Tổng thống Trump công bố sẽ áp thuế đối với 7,5 tỷ USD hàng nhập khẩu châu Âu bắt đầu từ ngày 18 tháng 10 trong một vụ kiện liên quan đến trợ cấp của Liên minh châu Âu cho nhà sản xuất máy bay Airbus. Sự leo thang mới nhất về thuế quan của chính quyền Mỹ sẽ mở ra một chương mới trong các cuộc chiến thương mại đang làm suy giảm nền kinh tế thế giới và làm tăng thêm nỗi lo về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Liên quan đến diễn biến cuả cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, ngày 2/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố rằng Mỹ sẽ áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu trị giá hơn 300 tỷ USD của Trung Quốc từ ngày 1/9/2019.
Trung Quốc tiến hành áp thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu từ Liên minh châu Âu và ba nước châu Á. Đối với khối liên minh 28 quốc gia, động thái này không chỉ là rủi ro cho thị trường xuất khẩu thép chủ lực mà còn là tổn thất lớn cho ngành thép của EU.
Ngày 30/5, Nhà Trắng ra thông báo cho biết Mỹ sẽ áp thuế 5% đối với tất cả hàng nhập khẩu của Mexico kể từ ngày 10/6 - và sẽ tăng thêm thuế trong những tháng tới nếu Mexico không thực hiện hành động giảm bớt hoặc loại bỏ số lượng người di cư bất hợp pháp qua Mỹ.
Ngày 29/5/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1480/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình, đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm, có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Sau khi cuộc đàm phán đối mặt giữa phái đoàn Mỹ và Trung Quốc diễn ra tại Washington tối ngày 09/5 không tạo ra bước đột phá, Mỹ đã chính thức leo thang cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khi tiến hành tăng thuế quan đối với hàng xuất khẩu trị giá 200 tỷ đô la của Trung Quốc.
Ngày 8/5/2019, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) đã thông báo kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính đối với vụ việc Malaysia áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Sau 13 năm ứng phó với rào cản thuế chống bán phá giá của Mỹ, ngày 10/4, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13), với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%.
Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) vừa có thông báo kết luận điều tra cuối cùng và Lệnh áp thuế chống bán phá giá (CBPG) trong vụ việc điều tra CBPG đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Sau khi có kết luận điều tra về biên độ phá giá của sản phẩm ông thép cacbon nhập khẩu từ Việt Nam, Cơ quan biên phòng Canada cho biết, có thể xem xét áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm này.
Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) vừa qua đã chính thức ban hành kết luận cuối cùng về việc gia hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá thêm 5 năm với giấy màng BOPP (Biaxially Orented Polypropylene) xuất khẩu từ Việt Nam và Thái Lan.
Vừa qua, Indonesia đã áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng với chiều rộng từ 600mm trở lên, được dát, phủ, hoặc mạ hợp kim nhôm kẽm, chứa hàm lượng các-bon 0,6%, với độ dày đến 0,7mm (“tôn lạnh”).
Vừa qua, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) đã thông báo kết luận điều tra sơ bộ và áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Theo quyết định mới nhất, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ áp thuế từ 20 -30% đối với sản phẩm dây hàn bằng kim loại cơ bản nhập khẩu từ Việt Nam.
Trên cơ sở kết quả điều tra sơ bộ, EC đã quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 23/28 nhóm sản phẩm thép nhập khẩu bị điều tra, trong đó Việt Nam chỉ bị áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan đối với 3/23 nhóm sản phẩm.
Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu, một số mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0%, tuy nhiên phải chịu sự điều chỉnh của cơ chế tự vệ ngưỡng, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần theo dõi và lưu ý tình hình, nhất là những mặt hàng có nguy cơ tăng thuế nếu bị vượt ngưỡng.
Ngày 23/7/2018, Trung Quốc đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia trong khi các mặt hàng kim loại vẫn đang là tiêu điểm của sự căng thẳng thương mại toàn cầu.
Với việc tự nguyện và tích cực tham gia trả lời câu hỏi điều tra của phía EU, sản phẩm thép thanh, thép cuộn và ống thép Hòa Phát sẽ không bị áp hạn ngạch hay thuế tự vệ nhập khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu. Đây là thông tin rất tích cực được đưa ra trong Quyết định sơ bộ của EU ban hành ngày 18/7/2018.
Được biết, ngày 15/7, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra thông báo sửa đổi quyết định sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm "Ống thép cuộn cacbon" của một số nước, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân do một số lỗi trong quá trình xác định biên độ bán phá giá.