Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hệ thống bán lẻ như siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi cố gắng thực hiện các quy định, thủ tục liên quan để duy trì hoạt động cung cấp hàng hóa thiết yếu trên cơ sở đảm bảo thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Kiểm tra hoạt động chống dịch và sản xuất tại các doanh nghiệp "3 tại chỗ" tỉnh Bình Dương, Đoàn công tác Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp phải chủ động xây dựng phương án sản xuất an toàn, dài hơi để ứng phó với tình hình dịch bệnh có thể kéo dài.
Đại diện UBND TP. Đà Nẵng khẳng định: “Nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhân viên phân phối là lực lượng chống dịch, tham gia hoạt động phục vụ nhu cầu cuộc sống của nhân dân nên không phải thực hiện “3 tại chỗ”, được về nhà nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe để làm việc”.
Hiện các địa phương tại phía Nam đang tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến 31/8, riêng TP Hồ Chí Minh thực hiện đến ngày 15/9, do đó các doanh nghiệp đang thay đổi phương án sản xuất để phù hợp hơn với tình hình giãn cách kéo dài. Dù vậy, theo phản ánh của doanh nghiệp việc thực hiện theo phương án mới lại đang gặp nhiều bất cập cần được tháo gỡ ngay.
Để xóa bất cập sau thời gian thực hiện “3 tại chỗ” ngày 15/8 Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp (KCN) TP Hồ Chí Minh (HBA) đã kiến nghị được thực hiện “2 tại chỗ - một vùng xanh”; đồng thời kiến nghị được “tiêm vét” vắc xin cho công nhân tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn.
Hơn 50% doanh nghiệp ngành nhựa đang phải đóng cửa ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng do không đáp ứng được 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến và nguy cơ không thực hiện được đơn hàng, giao hàng chậm hoặc bị khách hàng hủy đơn hàng là rất lớn. Trước khó khăn bủa vây, doanh nghiệp nhựa vừa gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan xin hỗ trợ.
Để giải tỏa những bất cập trong sản xuất, các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh kiến nghị cần tiêm vắc xin tập trung cho tất cả công nhân, nếu cần thiết xin được lập bệnh viện dã chiến trong khu công nghiệp và phải có phương án thay thế phương án 3 tại chỗ sau ngày 16/8...
Sau thời gian dài thực hiện mô hình 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 địa điểm đã phát sinh nhiều bất cập. Do vậy, mới đây Chi hội doanh nghiệp Khu công nghệ cao (SBA) vừa có văn bản kiến nghị Ban quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội các Doanh nghiệp khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HBA) về phương án thí điểm người lao động đi làm từ nhà.
Không chỉ tăng chi phí cho doanh nghiệp, việc áp dụng phương án “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến” còn khiến tâm lý người lao động không ổn định và tiềm ẩn nguy cơ trở thành ổ dịch Covid-19.
Công ty TNHH Chế biến thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức (Tiền Giang) vừa có đơn kêu cứu tới Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) để xin được tiếp tục sản xuất đối với doanh nghiệp (DN) thực hành tốt sản xuất "3 tại chỗ".
Thông tin được ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - khẳng định như vậy, tại buổi gặp gỡ, trao đổi với báo chí về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố (TP), chiều ngày 16/7.
Nhiều doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh cho biết đã sẵn sàng phương án 3 tại chỗ để thực hiện tốt nhất "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy, phát triển kinh tế; trong đó mục tiêu bảo đảm sức khỏe của người dân là trên hết.