Tỉnh Lào Cai tiếp giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với gần 200 ki-lô-mét đường biên giới. Chính vì vậy, địa phương này xác định được vai trò chủ yếu của Lào Cai chính là “kết nối” giữa thịtrường Việt Nam, Asean với vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc.
![]() |
Theo đó, để hỗ trợ cho các hoạt động liên kết vùng trong lĩnh vực thương mại, Lào Cai đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như: Xây dựng Sàn giao dịch thương mại điện tử, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm hàng hóa, đẩy mạnh liên doanh, liên kết.
Đến hẹn lại lên, năm nào Lào Cai cũng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như: Hỗ trợ đoàn khảo sát, tổ chức hội chợ triển lãm, đặc biệt là phối hợp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) luân phiên tổ chức hội chợ thương mại biên giới tại Lào Cai và Hà Khẩu (Trung Quốc).
Song song với việc phối hợp với các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Bắc Giang, Hưng Yên, Long An, Bình Thuận... tổ chức các hội nghị kết nối, giao thương xuất nhập khẩu nông sản, trái cây và thủy sản nhằm tìm kiếm bạn hàng, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc; Lào Cai còn tổchức nhiều hội nghị, hội đàm song phương, đa phương đểthúc đẩy hợp tác kinh tếthương mại. Đặc biệt, khẩn trương tổ chức các đoàn đàm phán nhằm kịp thời tháo gỡ khókhăn mỗi khi hoạt động xuất nhập khẩu có bế tắc...
Với 2 cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu (đường bộvà đường sắt), một số cửa khẩu phụ, lối mở, cặp chợ biên giới, cùng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai trải dài trên toàn bộ tuyến biên giới... Phó Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai - Nguyễn Trường Giang tự hào khi chia sẻ về việc Lào Cai đang giữcả vai trò kết nối dọc và kết nối ngang. Trong đó, kết nối dọc bởi Lào Cai chính là “cầu nối”, “trung tâm trung chuyển” trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; còn kết nối ngang là kết nối giữa các tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam với vùng Vân Nam - Trung Quốc... Nhờ đảm đương tốt vai tròkết nối này, hoạt động ngoại thương của Lào Cai luôn phát triển mạnh mẽ; kéo theo sự phát triển của các dịch vụ như: Giao nhận, kho tàng, bến bãi, bảo quản hàng hóa, thanh toán, viễn thông, dịch vụ công...
Năm 2018, giá trị xuất nhập khẩu qua các địa bàn tỉnh Lào Cai ước đạt trên 3 tỷ đô-la Mỹ, với khoảng trên 400 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, riêng với mặt hàng thanh long, năm 2018 đã có 500.000 tấn thanh long được xuất qua cửa khẩu Lào Cai – chiếm 50% sản lượng thanh long của cả nước.
![]() |
Hội chợ thương mại biên giới tại Lào Cai và Hà Khẩu được tổ chức luân phiên hàng năm |
Hiện nay, để thực hiện các nội dung hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Lào Cai đang đề xuất được thí điểm triển khai xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới nhằm xây dựng môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ; từ đó khai thác lợi thế, kết hợp nội lực với ngoại lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý cho địa phương.
Với những đề xuất trên, cùng việc xây dựng hạ tầng, hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính... đang được Lào Cai tích cực triển khai; tin rằng, Lào Cai sẽ thực hiện tốt hơn nữa vai trò“cầu nối”, từng bước thu được hiệu quả cao hơn nữa nhờ các liên kết nội vùng, ngoại vùng.