Bản tin quân sự 20/2: AK-12 sẽ có phiên bản rút gọnBản tin quân sự 21/2: Nga tích hợp Al vào tên lửa chống tăng KornetBản tin quân sự 22/2: Nga trang bị quy mô lớn Arena-M |
Nga tăng sản lượng đạn pháo chính xác cao Krasnopol-M2; Trung Quốc xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại tiểu hành tinh…là những nội dung của bản tin quân sự thế giới hôm nay.
Nga tăng sản lượng đạn pháo chính xác cao Krasnopol-M2
Công ty cổ phần Hệ thống chính xác cao của tập đoàn nhà nước Rostec đã tăng sản lượng đạn pháo có độ chính xác cao Krasnopol-M2.
"Công ty cổ phần Hệ thống chính xác cao đã tăng sản lượng đạn pháo dẫn đường Krasnopol-M2 vào năm 2024 theo các kế hoạch đã công bố trước đó", báo cáo cho biết.
![]() |
Đạn pháo dẫn đường chính xác Krasnopol-M2. Ảnh: Topwar |
Một mô hình xuất khẩu của loại đạn này đã được giới thiệu tại triển lãm IDEX 2025 ở Abu Dhabi (UAE). Đạn pháo dẫn đường chính xác Krasnopol-M2 được sử dụng rộng rãi tại chiến trường Ukraine đã đã minh chứng hiệu quả thực tế. Dòng đạn pháo dẫn đường chính xác này sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng tia laser từ thiết bị cầm tay hoặc UAV trinh sát.
Từ tháng 8/2024, Công ty High-Precision Complexes đã đơn giản hóa và cải thiện hiệu quả công nghệ sản xuất đạn Krasnopol nhằm tăng sản lượng hàng loạt, cũng như khẳng định, đạn pháo chính xác Nga vượt trội mẫu M982 Excalibur của Mỹ về khả năng hoạt động trong môi trường áp chế điện từ.
UAV tự sát Lancet được tăng tầm hoạt động
ZALA, công ty sản xuất máy bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet, có kế hoạch tăng phạm vi hoạt động của máy bay không người lái bằng loại pin được nâng cấp.
"Để tăng phạm vi hoạt động, chúng tôi đang tiến hành cải tiến pin", đại diện ZALA phát biểu tại triển lãm IDEX 2025 ở Abu Dhabi.
ZALA đang liên tục nỗ lực cải tiến máy bay không người lái hiện có, trong đó có mẫu Lancet. Các loại máy bay không người lái phổ biến nhất – máy bay không người lái trinh sát Z-16, máy bay cảm tử Izdeliye-51 và Izdeliye-52 của tổ hợp Lancet – đã trở thành những cỗ máy hoàn toàn mới trong vài năm qua. Các chuyên gia liên tục cải thiện phần cứng và phần mềm của sản phẩm.
![]() |
UAV tự sát hay đạn tuần kích Lancet sẽ được tăng tầm hoạt động. Ảnh: Rian |
Đại diện ZALA cho biết khi nâng cấp sản phẩm, các chuyên gia tập trung vào công nghệ trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu. Các kỹ sư cũng đang cải thiện kết nối này để có thể hoạt động trong điều kiện nhiễu tín hiệu mạnh.
Vào tháng 1/2025, ZALA công bố đã phát triển một bệ phóng nhẹ cho Izdeliye-51, phương tiện có tầm hoạt động xa nhất của dòng Lancet. Người vận hành có thể mang thiết bị nhỏ gọn này bằng tay. Trước đó, để Izdeliye-51 cần một bệ phóng lớn đặt trên xe tải.
Trung Quốc xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại tiểu hành tinh
Tờ China Daily đăng tải, Trung Quốc đang nỗ lực tạo ra một hệ thống phòng thủ có thể bảo vệ Trái Đất khỏi nguy cơ va chạm với các tiểu hành tinh lớn.
Vào tháng 2/2025, Cục Quản lý Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc đã công bố chiến dịch tuyển dụng, bao gồm 3 vị trí trong "phòng thủ tiểu hành tinh". Bài xã luận của tờ China Daily cho biết: "Điều này được coi là hành động chuẩn bị của Trung Quốc cho một kế hoạch phòng thủ tiểu hành tinh dài hạn".
Cựu phó giám đốc Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, Ngô Diên Hoa, đã xác nhận trong thời gian ông giữ chức vụ này rằng Bắc Kinh đang phát triển một hệ thống phòng thủ chống lại các thiên thể có khả năng va chạm với Trái Đất. Tờ báo nhắc lại rằng Trung Quốc đang có kế hoạch phóng tàu thăm dò vũ trụ Thiên Vấn-2 trong năm nay với nhiệm vụ lấy mẫu đất từ tiểu hành tinh 2016 HO3.
![]() |
Trung Quốc đang xây dựng kế hoạch đối phó với tiểu hành tinh. Ảnh: Getty |
Tác giả tài liệu lưu ý rằng vào ngày 27/12/2024, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một thiên thể 2024 YR4 gần Trái đất. Tác giả bài viết cho biết thêm: "Những người lo lắng về khả năng 2% thiên thạch này va chạm với Trái đất vào ngày 22/12/2032 có thể yên tâm phần nào khi Trung Quốc đang chuẩn bị một hệ thống phòng thủ chống lại các tiểu hành tinh gần Trái Đất".
Bắc Kinh đang tích cực phát triển chương trình không gian quốc gia, phát triển các vệ tinh khí tượng, viễn thông và định vị cũng như các công nghệ được thiết kế để thám hiểm mặt trăng. Với sự hỗ trợ của chính phủ, các chuyên gia Trung Quốc đang thực hiện các dự án khám phá tiểu hành tinh và sao Hỏa. Trên quỹ đạo của Trung Quốc có một trạm vũ trụ với mục đích hợp tác quốc tế. Trong năm 2024, Trung Quốc đã thực hiện 68 vụ phóng vệ tinh.